Tác Động Thủy Điện

Tác giả : Phạm Thị Diệu My
  • Lượt đọc : 3
  • Kích thước : 45.28 MB
  • Số trang : 205
  • Đăng lúc : 6 tháng trước
  • Số lượt tải : 37
  • Số lượt xem : 497
  • Đọc trên điện thoại :
Đây là ấn phẩm thứ hai của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) về tích hợp các thảo luận về tác động, đánh giá tác động và thúc đẩy vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, nhất là sự tham gia của các cộng đồng bị ảnh hưởng, dưới chủ đề lớn của phát triển thủy điện ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Nếu ấn phẩm lần thứ nhất xuất bản năm 2015 tập trung vào giới thiệu các cách tiếp cận mới trong đánh giá tác động môi trường và xã hội, nhấn mạnh đánh giá tác động xã hội cần được thực hiện như một yêu cầu riêng biệt đối với các công trình thủy điện, cuốn sách này mới ở hai khía cạnh. Thứ nhất, về nhận thức luận (epistemology), tác động của thủy điện và đánh giá tác động của thủy điện được xem xét dưới nhiều khía cạnh của phát triển bền vững như mỗi trường-sinh thái, xã hội-văn hóa, sức khỏe và giới. Thứ hai, về bản thể học (ontology), tác động của thủy điện được xem xét trên nhiều (nhóm) cộng đồng bị ảnh hưởng không đồng nhất, qua nhiều khung thời gian khác nhau và các phương thức cộng đồng ứng phó với các tác động đó với tư cách là người kiến tạo thay đổi.
Cùng với ấn phẩm trước, cuốn sách này phản ánh tiếng nói vốn đã ít được lắng nghe của các cộng đồng địa phương, những người phụ nữ và nam giới trong các địa phương, không chỉ là người chịu tác động của thủy điện, là người cung cấp thông tin bị động cho các bên liên quan khác, mà là những người đồng hành trong các nghiên cứu có thúc đẩy sự tham gia mà CSRD luôn nhấn mạnh, là người đồng quản lý và giám sát tác động của thủy điện. Bên cạnh đó, giảm thiểu những tác động tiêu cực và tạo ra các thay đổi mới trong cuộc sống của cộng đồng trong bối cảnh chuyển đổi đầy khó khăn này cũng có thể được thúc đẩy phát triển nếu cộng đồng được đặt ở trung tâm và có sự kết nối, hỗ trợ của các bên liên quan khác nhau. Trong dài hạn, các cộng đồng bị tác động cần được nâng cao năng lực và kết nối thành mạng lưới, cùng với sự tham gia và phát huy trách nhiệm của khối tư nhân, cơ quan nhà nước các cấp, và các tổ chức hỗ trợ cộng đồng khác.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn quỹ Rosa Luxemburg Stiftung - Đông Nam Á (RLS SEA) đã hỗ trợ các dự án tại các cộng đồng trong thời gian qua cũng như các hỗ trợ tài chính đề xuất bản cuốn sách này.