Amazon đã thay đổi cuộc sống loài người và trở thành công ty lớn nhất thế giới như thế nào?
Thời nào cũng có vô số công ty làm những việc thông minh, nhưng Bezos đã xây dựng một công ty vận hành chủ yếu trên cơ sở dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI). Quá nhiều lời đồn thổi thái quá về AI, nhưng về căn bản, Bezos đã tạo nên mô hình kinh doanh do-AI-thúc-đẩy đầu tiên và tinh vi nhất trong lịch sử loài người, một mô hình càng lúc càng tự trở nên thông minh và lớn mạnh hơn nữa. Các thuật toán ngày càng góp phần quan trọng trong việc điều hành công ty. Hay nói cách khác, các thuật toán đang trở thành chính công ty này.
Bên cạnh đó, dù là một người thiếu lòng trắc ẩn trong mắt công chúng, nhưng Bezos lại sở hữu những phẩm chất ưu việt: tài tháo vát cực độ và khả năng đối diện với thực tế không thể lay chuyển đã giúp ông xây dựng nên đế chế của mình. Một điều khác đóng vai trò then chốt với thành công của Bezos: viễn kiến dài hạn. Trong khi hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp chỉ tư duy đến quý sau hoặc cùng lắm là 2-3 năm sau, Bezos nghĩ xa tới hàng thế kỷ.
Các đoạn hay trong sách:
Các giám đốc Amazon tham gia phỏng vấn cho cuốn sách này đều nói rằng: về cốt lõi, Prime chính là cách thức thay đổi các hình mẫu mua hàng của người tiêu dùng, nhằm biến một người mua hàng trực tuyến kiểu thảng hoặc trở thành một người bị khóa chặt vào hệ sinh thái Amazon, tương tác thường xuyên với công ty. Ý tưởng ở đây là làm cho Prime trở nên cực hấp dẫn, cực dễ dùng, đến nỗi khách hàng không thể tưởng tượng nổi cuộc đời sẽ thế nào nếu vắng Prime. Đó là một thứ ở trên mạng, nhưng tương đương với nicotine, đây là kiểu ẩn dụ mà Amazon sẽ không bao giờ sử dụng. Nó gây nghiện.
"dân Amazon" được lập trình để luôn suy nghĩ về Ngày thứ Nhất ngay từ khoảnh khắc đầu tiên họ làm việc ở công ty. Theo từ điển của Bezos: "Ngày thứ Nhất" nghĩa là Amazon sẽ luôn hành động như một startup, mỗi ngày đều phải căng như dây đàn, sôi sùng sục như ngày đầu tiên tạo dựng cơ nghiệp. Ngay cả tòa cao ốc ở trung tâm Seattle, nơi có văn phòng của Bezos cũng được đặt tên là Ngày thứ Nhất (Day 1).
Thời nào cũng có vô số công ty làm những việc thông minh, nhưng Bezos đã xây dựng một công ty vận hành chủ yếu trên cơ sở dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI). Quá nhiều lời đồn thổi thái quá về AI, nhưng về căn bản, Bezos đã tạo nên mô hình kinh doanh do-AI-thúc-đẩy đầu tiên và tinh vi nhất trong lịch sử loài người, một mô hình càng lúc càng tự trở nên thông minh và lớn mạnh hơn nữa. Các thuật toán ngày càng góp phần quan trọng trong việc điều hành công ty. Các thuật toán đang trở thành chính công ty này.
Ở cái thời mà mọi người đang mất lòng tin với các tổ chức lớn, Amazon lại được kính trọng sâu sắc. Năm 2018, Trung tâm Baker tại Đại học Georgetown đã hỏi người Mỹ xem họ tin tưởng tổ chức nào nhất. Các cử tri Dân chủ đã chọn Amazon ở vị trí số một, thật đáng ngạc nhiên trong bối cảnh ngày càng có nhiều chỉ trích mà phe cánh tả nhắm vào điều kiện làm việc tồi tệ trong nhà kho của Amazon và việc Amazon có thể được hưởng những khoản miễn giảm thuế cực lớn từ chính quyền địa phương, cùng sự thật là công ty này hầu như không nộp, hoặc nộp cực ít thuế thu nhập liên bang vào năm 2017 và 2018. Các cử tri Cộng hòa được khảo sát đã chọn Amazon ở vị trí thứ ba, không có gì ngạc nhiên, xếp sau quân đội và cảnh sát địa phương. Dù là cử tri Dân chủ hay Cộng hòa, những người được khảo sát đều kính nể Amazon hơn so với Cục Điều tra Liên bang (FBI), các trường đại học, quốc hội, báo chí, tòa án và tôn giáo. Điều này có lẽ giúp lý giải tại sao 51% hộ gia đình Mỹ đi nhà thờ, còn 52% đăng ký hội viên Amazon Prime.
Bezos thể hiện ba đặc điểm phân biệt ông với tất cả những doanh nhân thuần túy "phàm trần" khác. Bezos tin rằng sự tháo vát là một đức tính vô cùng tốt đẹp. Ông luôn đối diện với sự thật, dù hệ quả có là gì đi chăng nữa. Bezos là một người có viễn kiến, đi trước thời cuộc không chỉ vài năm, mà là hàng chục năm, hàng thế kỷ. Những phẩm chất này góp phần lý giải những điểm mâu thuẫn trong cuộc sống của ông, và chính những điều đó khiến Bezos... đúng là... Bezos.
Tuyển về những siêu sao tháo vát vẫn là chưa đủ để lý giải thành công khác thường của Bezos. Một trong những nét tính cách nổi bật của Bezos chính là khả năng đối diện với sự thực phũ phàng, dù nó khó coi, khó chịu đến thế nào, để đưa ra những quyết định dựa trên những thông tin thực tế sòng phẳng, rõ ràng. Tại Amazon, một số quản lý còn treo bảng hiệu bên ngoài văn phòng, trên đó ghi "Chúng ta chỉ tin vào Chúa. Còn lại, cần dữ liệu", một triết lý mà Bezos tôn thờ và tuân thủ sát sao. Khác với nhiều CEO, Bezos không quy tụ quanh mình những gian thần chỉ rót vào tai lãnh đạo những lời xu nịnh mà họ muốn nghe; Bezos tìm kiếm những người dám đương đầu với ông bằng thực tế thuần túy. Ông tin tưởng sâu sắc rằng thực tế luôn mạnh hơn mọi tôn ti trật tự.
Dù là một người thiếu lòng trắc ẩn trong mắt công chúng, Bezos, như chúng ta thấy, lại sở hữu những phẩm chất tích cực: tài tháo vát cực độ và khả năng đối diện với thực tế không thể lay chuyển đã giúp ông xây dựng nên đế chế của mình. Một điều khác đóng vai trò then chốt với thành công của Bezos: viễn kiến dài hạn. Trong khi hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp chỉ tư duy đến quý sau hoặc cùng lắm là 2-3 năm sau, Bezos nghĩ xa tới hàng thế kỷ.
Khoảng cùng thời gian đó, cuốn sách về đề tài quản lý Good to Great (Từ tốt đến vĩ đại) được xuất bản. Đây là một tác phẩm vô cùng quan trọng về tinh thần lãnh đạo của tác giả Jim Collins. Cuốn sách là kết quả của quá trình nghiên cứu thấu đáo, khám phá lý do tại sao một số công ty trường tồn và thịnh vượng, còn những công ty khác lại thất bại. Good to Great về sau đã tiêu thụ được 5 triệu bản trên toàn thế giới. Amazon mời Collins bay tới Seattle để rèn cặp cho nhóm điều hành, đồng thời gặp gỡ Bezos và ban giám đốc. Ở Seattle, Collins đã trò chuyện với họ về nhu cầu phải xây dựng một cỗ máy tăng trưởng mới, mà ông gọi tên là "bánh đà". Collins nhớ lại: "Tôi đã nói với họ rằng: các anh muốn ứng phó với những thời điểm như thế này không phải theo kiểu 'nước đến chân mới nhảy', mà phải bằng cách tạo ra một cái bánh đà."
Tại cuộc họp với ban giám đốc, Collins nhận xét rằng Bezos "thực sự sắc sảo và là một người rất giỏi lắng nghe". Nhìn lại, Collins tin rằng vị CEO của Amazon tự bản năng đã luôn là một "nhà tư tưởng ở cấp độ bánh đà", có điều ông chưa thể gọi nó ra bằng từ ngữ cụ thể. Khi Collins phác ra khái niệm này thì với Bezos, đó chính là làm rõ phương hướng và nguyên tắc mà thực ra ông đã thể hiện kể từ khi sáng lập công ty. Collins nói: "Jeff giống như một học trò tuyệt giỏi, một người thu nhận mọi thứ rồi nâng lên một cấp độ cao hơn hẳn những gì chúng ta từng hình dung."
Collins giải thích với Bezos và ban giám đốc rằng thành công của mọi công ty, tổ chức hoặc đội thể thao vĩ đại không bao giờ phụ thuộc vào một sự kiện hoặc ý tưởng đơn nhất. Sự vĩ đại không nằm ở chỗ ai là người đến đích đầu tiên, hay nhờ vào một thương vụ mua lại quy mô. Thực ra: thành công xuất phát từ chỗ thúc đẩy một cái bánh đà cực lớn. Collins nói: "Lúc vừa đẩy, phải mất rất nhiều công sức thì mới bắt cái bánh đà ấy quay được vòng đầu tiên. Nhưng anh không dừng lại, anh cứ đẩy, đẩy nữa để có được vòng quay thứ hai, anh bắt đầu tạo được đà, và rồi cái đà ấy sẽ tự lo liệu, anh có bốn vòng quay, rồi tám, rồi mười sáu, rồi ba mươi hai, rồi hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng triệu, bánh đà ấy đã tạo ra được đà tự thân của nó. Và anh cứ góp thêm vào cái đà có sẵn ấy." Collins khẳng định: với một công ty vĩ đại, bánh đà không phải là một mảng kinh doanh; mà là một cấu trúc đà nội tại có thể làm mới và mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh và hoạt động khác. Công nghệ mới có thể trở thành những bộ gia tốc bánh đà cực mạnh, tăng số vòng quay của bánh đà từ hàng triệu lên thành hàng tỷ.
Collins chỉ ra cho cả nhóm thấy rằng bánh đà không chỉ là một danh sách những ưu tiên được vẽ xung quanh một vòng tròn. Đó là một cách tư duy. Điều then chốt ở bánh đà là: muốn nó quay, không thể chỉ thúc mạnh một cái duy nhất. Muốn thế, khác gì hỏi xem thương vụ đầu tư nào đã khiến Warren Buffett trở nên vĩ đại. Không thể là một hành động hay quyết định đơn nhất, mà phải là một loạt quyết định sáng suốt đưa ra với quan điểm vững chắc, nhất quán (trong trường hợp của Amazon là "chân thành đặt khách hàng ở vị trí trung tâm") tích tụ dần dần qua thời gian và tạo thành đà cho một công ty.
Bezos nắm chặt lấy ý tưởng này. Ông và cả đội cùng phác ra hình dung về bánh đà của Amazon. Như chúng ta đã tìm hiểu: Amazon điên cuồng tập trung vào việc hạ thấp giá cả cho khách hàng và cải tiến dịch vụ. Vậy nên, điểm đầu tiên trên bản phác bánh đà chính là "giảm giá cho khách hàng". Nhờ tiết giảm chi phí, Amazon tăng thêm số lượng khách hàng truy cập trang Amazon.com. Từ đó thu hút thêm các nhà bán lẻ bên thứ ba, mong muốn tiếp cận với lưu lượng ngày càng tăng cao trên nền tảng của Amazon (điểm thứ hai trên bánh đà), từ đó mang lại thêm doanh thu cho Amazon. Từ đó dẫn tới lợi thế kinh tế nhờ quy mô, giúp giảm thấp giá cả cho khách hàng (điểm thứ ba trên bản vẽ bánh đà). Nhờ vậy lại càng thu hút thêm nhiều khách hàng, và Bezos đã quay trở lại điểm xuất phát trên bản vẽ bánh đà. Vòng tròn đã hoàn thiện. Bezos nhận ra rằng nếu ông có thể khiến nhân viên của mình tập trung sự chú ý vào bất cứ thành tố nào trong số này – lưu lượng, người bán, lựa chọn (mặt hàng) hoặc trải nghiệm khách hàng – sẽ có thêm nhiều năng lượng phân bổ vào mọi điểm trên bánh đà. Toàn bộ hệ thống sẽ lớn mạnh. Bezos đã thấu hiểu trọn vẹn những mối liên kết này.
Các giám đốc Amazon tham gia phỏng vấn cho cuốn sách này đều nói rằng: về cốt lõi, Prime chính là cách thức thay đổi các hình mẫu mua hàng của người tiêu dùng, nhằm biến một người mua hàng trực tuyến kiểu thảng hoặc trở thành một người bị khóa chặt vào hệ sinh thái Amazon, tương tác thường xuyên với công ty. Ý tưởng ở đây là làm cho Prime trở nên cực hấp dẫn, cực dễ dùng, đến nỗi khách hàng không thể tưởng tượng nổi cuộc đời sẽ thế nào nếu vắng Prime. Đó là một thứ ở trên mạng, nhưng tương đương với nicotine, đây là kiểu ẩn dụ mà Amazon sẽ không bao giờ sử dụng. Nó gây nghiện.
Với nhiều người, cảm giác tách biệt xã hội sẽ tăng lên. Vốn dĩ ở nhà đã đầy những thứ số hóa gây xao nhãng, ngăn cản chúng ta bước ra khám phá thế giới. Cần gì phải đến rạp chiếu phim khi chúng ta có thể xem những bộ phim tuyệt vời, độ nét cao trên một màn hình 65 inch với hệ thống âm thanh vòm "xịn đét"? Cần gì phải đến thư viện khi một độc giả có thể tải sách về Kindle hoặc mua một phiên bản sách in từ Amazon? Hầu hết việc mua bán thực phẩm vẫn đang được thực hiện ở chợ hoặc siêu thị, nhưng có Amazon và Walmart cung cấp dịch vụ giao hàng 2-tiếng-đồng-hồ hoặc soạn sẵn túi hàng để nhận ngay (curbside pickup), liệu còn được bao lâu nữa trước khi chúng ta thôi không còn đến chợ và siêu thị, gặp gỡ hàng xóm láng giềng ở những chốn này, thay vào đó là nhận khoai tây và cá hồi giao tới tận cửa nhà? Nước Mỹ đang trở thành một quốc gia của những kẻ sợ khoảng trống, và cái giá chúng ta sẽ trả chính là cảm giác cộng đồng ngày càng teo nhỏ. Chúng ta sẽ nhớ việc gặp gỡ bạn bè ở quán cà phê, tại sao phải làm thế trong khi thiết bị bay không người lái có thể giao một tách cà phê nóng hổi tới tận nhà, như Google đang thực hiện ở Úc? Thêm một điều khác để mà nhớ nhung tiếc nuối: niềm vui khi khám phá ra món phô mai dê ngon tuyệt ở một khu chợ nông dân nho nhỏ hoặc một trái xoài chín giữa một siêu thị to đùng, những món hàng này bạn làm sao tình cờ gặp được nếu như chỉ ở nhà và ra lệnh cho Alexa gửi đi danh sách mua hàng thường xuyên. Phương thuốc duy nhất ở đây chính là mỗi cá nhân cự tuyệt nỗi ham muốn làm mọi thứ trên mạng, cho dù tiện lợi đến cỡ nào. Mà việc đó sẽ là một cuộc chiến cực kỳ gian nan.
Về tác giả:
Brian Dumaine là người sáng lập kiêm tổng biên tập của công ty truyền thông High Water Press ở New York, từng cộng tác với tạp chí Fortune dưới nhiều vai trò trong suốt ba thập kỷ, bao gồm biên tập viên toàn cầu và trợ lý quản lý biên tập. Là một nhà báo từng đoạt nhiều giải thưởng, ông đã sản xuất các tác phẩm điều tra cũng như các tựa sách về lãnh đạo, đầu tư, công nghệ và môi trường, trong đó có thể kể đến Bezonomics, Mưu đồ cứu lấy hành tinh…
Thời nào cũng có vô số công ty làm những việc thông minh, nhưng Bezos đã xây dựng một công ty vận hành chủ yếu trên cơ sở dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI). Quá nhiều lời đồn thổi thái quá về AI, nhưng về căn bản, Bezos đã tạo nên mô hình kinh doanh do-AI-thúc-đẩy đầu tiên và tinh vi nhất trong lịch sử loài người, một mô hình càng lúc càng tự trở nên thông minh và lớn mạnh hơn nữa. Các thuật toán ngày càng góp phần quan trọng trong việc điều hành công ty. Hay nói cách khác, các thuật toán đang trở thành chính công ty này.
Bên cạnh đó, dù là một người thiếu lòng trắc ẩn trong mắt công chúng, nhưng Bezos lại sở hữu những phẩm chất ưu việt: tài tháo vát cực độ và khả năng đối diện với thực tế không thể lay chuyển đã giúp ông xây dựng nên đế chế của mình. Một điều khác đóng vai trò then chốt với thành công của Bezos: viễn kiến dài hạn. Trong khi hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp chỉ tư duy đến quý sau hoặc cùng lắm là 2-3 năm sau, Bezos nghĩ xa tới hàng thế kỷ.
Các đoạn hay trong sách:
Các giám đốc Amazon tham gia phỏng vấn cho cuốn sách này đều nói rằng: về cốt lõi, Prime chính là cách thức thay đổi các hình mẫu mua hàng của người tiêu dùng, nhằm biến một người mua hàng trực tuyến kiểu thảng hoặc trở thành một người bị khóa chặt vào hệ sinh thái Amazon, tương tác thường xuyên với công ty. Ý tưởng ở đây là làm cho Prime trở nên cực hấp dẫn, cực dễ dùng, đến nỗi khách hàng không thể tưởng tượng nổi cuộc đời sẽ thế nào nếu vắng Prime. Đó là một thứ ở trên mạng, nhưng tương đương với nicotine, đây là kiểu ẩn dụ mà Amazon sẽ không bao giờ sử dụng. Nó gây nghiện.
"dân Amazon" được lập trình để luôn suy nghĩ về Ngày thứ Nhất ngay từ khoảnh khắc đầu tiên họ làm việc ở công ty. Theo từ điển của Bezos: "Ngày thứ Nhất" nghĩa là Amazon sẽ luôn hành động như một startup, mỗi ngày đều phải căng như dây đàn, sôi sùng sục như ngày đầu tiên tạo dựng cơ nghiệp. Ngay cả tòa cao ốc ở trung tâm Seattle, nơi có văn phòng của Bezos cũng được đặt tên là Ngày thứ Nhất (Day 1).
Thời nào cũng có vô số công ty làm những việc thông minh, nhưng Bezos đã xây dựng một công ty vận hành chủ yếu trên cơ sở dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI). Quá nhiều lời đồn thổi thái quá về AI, nhưng về căn bản, Bezos đã tạo nên mô hình kinh doanh do-AI-thúc-đẩy đầu tiên và tinh vi nhất trong lịch sử loài người, một mô hình càng lúc càng tự trở nên thông minh và lớn mạnh hơn nữa. Các thuật toán ngày càng góp phần quan trọng trong việc điều hành công ty. Các thuật toán đang trở thành chính công ty này.
Ở cái thời mà mọi người đang mất lòng tin với các tổ chức lớn, Amazon lại được kính trọng sâu sắc. Năm 2018, Trung tâm Baker tại Đại học Georgetown đã hỏi người Mỹ xem họ tin tưởng tổ chức nào nhất. Các cử tri Dân chủ đã chọn Amazon ở vị trí số một, thật đáng ngạc nhiên trong bối cảnh ngày càng có nhiều chỉ trích mà phe cánh tả nhắm vào điều kiện làm việc tồi tệ trong nhà kho của Amazon và việc Amazon có thể được hưởng những khoản miễn giảm thuế cực lớn từ chính quyền địa phương, cùng sự thật là công ty này hầu như không nộp, hoặc nộp cực ít thuế thu nhập liên bang vào năm 2017 và 2018. Các cử tri Cộng hòa được khảo sát đã chọn Amazon ở vị trí thứ ba, không có gì ngạc nhiên, xếp sau quân đội và cảnh sát địa phương. Dù là cử tri Dân chủ hay Cộng hòa, những người được khảo sát đều kính nể Amazon hơn so với Cục Điều tra Liên bang (FBI), các trường đại học, quốc hội, báo chí, tòa án và tôn giáo. Điều này có lẽ giúp lý giải tại sao 51% hộ gia đình Mỹ đi nhà thờ, còn 52% đăng ký hội viên Amazon Prime.
Bezos thể hiện ba đặc điểm phân biệt ông với tất cả những doanh nhân thuần túy "phàm trần" khác. Bezos tin rằng sự tháo vát là một đức tính vô cùng tốt đẹp. Ông luôn đối diện với sự thật, dù hệ quả có là gì đi chăng nữa. Bezos là một người có viễn kiến, đi trước thời cuộc không chỉ vài năm, mà là hàng chục năm, hàng thế kỷ. Những phẩm chất này góp phần lý giải những điểm mâu thuẫn trong cuộc sống của ông, và chính những điều đó khiến Bezos... đúng là... Bezos.
Tuyển về những siêu sao tháo vát vẫn là chưa đủ để lý giải thành công khác thường của Bezos. Một trong những nét tính cách nổi bật của Bezos chính là khả năng đối diện với sự thực phũ phàng, dù nó khó coi, khó chịu đến thế nào, để đưa ra những quyết định dựa trên những thông tin thực tế sòng phẳng, rõ ràng. Tại Amazon, một số quản lý còn treo bảng hiệu bên ngoài văn phòng, trên đó ghi "Chúng ta chỉ tin vào Chúa. Còn lại, cần dữ liệu", một triết lý mà Bezos tôn thờ và tuân thủ sát sao. Khác với nhiều CEO, Bezos không quy tụ quanh mình những gian thần chỉ rót vào tai lãnh đạo những lời xu nịnh mà họ muốn nghe; Bezos tìm kiếm những người dám đương đầu với ông bằng thực tế thuần túy. Ông tin tưởng sâu sắc rằng thực tế luôn mạnh hơn mọi tôn ti trật tự.
Dù là một người thiếu lòng trắc ẩn trong mắt công chúng, Bezos, như chúng ta thấy, lại sở hữu những phẩm chất tích cực: tài tháo vát cực độ và khả năng đối diện với thực tế không thể lay chuyển đã giúp ông xây dựng nên đế chế của mình. Một điều khác đóng vai trò then chốt với thành công của Bezos: viễn kiến dài hạn. Trong khi hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp chỉ tư duy đến quý sau hoặc cùng lắm là 2-3 năm sau, Bezos nghĩ xa tới hàng thế kỷ.
Khoảng cùng thời gian đó, cuốn sách về đề tài quản lý Good to Great (Từ tốt đến vĩ đại) được xuất bản. Đây là một tác phẩm vô cùng quan trọng về tinh thần lãnh đạo của tác giả Jim Collins. Cuốn sách là kết quả của quá trình nghiên cứu thấu đáo, khám phá lý do tại sao một số công ty trường tồn và thịnh vượng, còn những công ty khác lại thất bại. Good to Great về sau đã tiêu thụ được 5 triệu bản trên toàn thế giới. Amazon mời Collins bay tới Seattle để rèn cặp cho nhóm điều hành, đồng thời gặp gỡ Bezos và ban giám đốc. Ở Seattle, Collins đã trò chuyện với họ về nhu cầu phải xây dựng một cỗ máy tăng trưởng mới, mà ông gọi tên là "bánh đà". Collins nhớ lại: "Tôi đã nói với họ rằng: các anh muốn ứng phó với những thời điểm như thế này không phải theo kiểu 'nước đến chân mới nhảy', mà phải bằng cách tạo ra một cái bánh đà."
Tại cuộc họp với ban giám đốc, Collins nhận xét rằng Bezos "thực sự sắc sảo và là một người rất giỏi lắng nghe". Nhìn lại, Collins tin rằng vị CEO của Amazon tự bản năng đã luôn là một "nhà tư tưởng ở cấp độ bánh đà", có điều ông chưa thể gọi nó ra bằng từ ngữ cụ thể. Khi Collins phác ra khái niệm này thì với Bezos, đó chính là làm rõ phương hướng và nguyên tắc mà thực ra ông đã thể hiện kể từ khi sáng lập công ty. Collins nói: "Jeff giống như một học trò tuyệt giỏi, một người thu nhận mọi thứ rồi nâng lên một cấp độ cao hơn hẳn những gì chúng ta từng hình dung."
Collins giải thích với Bezos và ban giám đốc rằng thành công của mọi công ty, tổ chức hoặc đội thể thao vĩ đại không bao giờ phụ thuộc vào một sự kiện hoặc ý tưởng đơn nhất. Sự vĩ đại không nằm ở chỗ ai là người đến đích đầu tiên, hay nhờ vào một thương vụ mua lại quy mô. Thực ra: thành công xuất phát từ chỗ thúc đẩy một cái bánh đà cực lớn. Collins nói: "Lúc vừa đẩy, phải mất rất nhiều công sức thì mới bắt cái bánh đà ấy quay được vòng đầu tiên. Nhưng anh không dừng lại, anh cứ đẩy, đẩy nữa để có được vòng quay thứ hai, anh bắt đầu tạo được đà, và rồi cái đà ấy sẽ tự lo liệu, anh có bốn vòng quay, rồi tám, rồi mười sáu, rồi ba mươi hai, rồi hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng triệu, bánh đà ấy đã tạo ra được đà tự thân của nó. Và anh cứ góp thêm vào cái đà có sẵn ấy." Collins khẳng định: với một công ty vĩ đại, bánh đà không phải là một mảng kinh doanh; mà là một cấu trúc đà nội tại có thể làm mới và mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh và hoạt động khác. Công nghệ mới có thể trở thành những bộ gia tốc bánh đà cực mạnh, tăng số vòng quay của bánh đà từ hàng triệu lên thành hàng tỷ.
Collins chỉ ra cho cả nhóm thấy rằng bánh đà không chỉ là một danh sách những ưu tiên được vẽ xung quanh một vòng tròn. Đó là một cách tư duy. Điều then chốt ở bánh đà là: muốn nó quay, không thể chỉ thúc mạnh một cái duy nhất. Muốn thế, khác gì hỏi xem thương vụ đầu tư nào đã khiến Warren Buffett trở nên vĩ đại. Không thể là một hành động hay quyết định đơn nhất, mà phải là một loạt quyết định sáng suốt đưa ra với quan điểm vững chắc, nhất quán (trong trường hợp của Amazon là "chân thành đặt khách hàng ở vị trí trung tâm") tích tụ dần dần qua thời gian và tạo thành đà cho một công ty.
Bezos nắm chặt lấy ý tưởng này. Ông và cả đội cùng phác ra hình dung về bánh đà của Amazon. Như chúng ta đã tìm hiểu: Amazon điên cuồng tập trung vào việc hạ thấp giá cả cho khách hàng và cải tiến dịch vụ. Vậy nên, điểm đầu tiên trên bản phác bánh đà chính là "giảm giá cho khách hàng". Nhờ tiết giảm chi phí, Amazon tăng thêm số lượng khách hàng truy cập trang Amazon.com. Từ đó thu hút thêm các nhà bán lẻ bên thứ ba, mong muốn tiếp cận với lưu lượng ngày càng tăng cao trên nền tảng của Amazon (điểm thứ hai trên bánh đà), từ đó mang lại thêm doanh thu cho Amazon. Từ đó dẫn tới lợi thế kinh tế nhờ quy mô, giúp giảm thấp giá cả cho khách hàng (điểm thứ ba trên bản vẽ bánh đà). Nhờ vậy lại càng thu hút thêm nhiều khách hàng, và Bezos đã quay trở lại điểm xuất phát trên bản vẽ bánh đà. Vòng tròn đã hoàn thiện. Bezos nhận ra rằng nếu ông có thể khiến nhân viên của mình tập trung sự chú ý vào bất cứ thành tố nào trong số này – lưu lượng, người bán, lựa chọn (mặt hàng) hoặc trải nghiệm khách hàng – sẽ có thêm nhiều năng lượng phân bổ vào mọi điểm trên bánh đà. Toàn bộ hệ thống sẽ lớn mạnh. Bezos đã thấu hiểu trọn vẹn những mối liên kết này.
Các giám đốc Amazon tham gia phỏng vấn cho cuốn sách này đều nói rằng: về cốt lõi, Prime chính là cách thức thay đổi các hình mẫu mua hàng của người tiêu dùng, nhằm biến một người mua hàng trực tuyến kiểu thảng hoặc trở thành một người bị khóa chặt vào hệ sinh thái Amazon, tương tác thường xuyên với công ty. Ý tưởng ở đây là làm cho Prime trở nên cực hấp dẫn, cực dễ dùng, đến nỗi khách hàng không thể tưởng tượng nổi cuộc đời sẽ thế nào nếu vắng Prime. Đó là một thứ ở trên mạng, nhưng tương đương với nicotine, đây là kiểu ẩn dụ mà Amazon sẽ không bao giờ sử dụng. Nó gây nghiện.
Với nhiều người, cảm giác tách biệt xã hội sẽ tăng lên. Vốn dĩ ở nhà đã đầy những thứ số hóa gây xao nhãng, ngăn cản chúng ta bước ra khám phá thế giới. Cần gì phải đến rạp chiếu phim khi chúng ta có thể xem những bộ phim tuyệt vời, độ nét cao trên một màn hình 65 inch với hệ thống âm thanh vòm "xịn đét"? Cần gì phải đến thư viện khi một độc giả có thể tải sách về Kindle hoặc mua một phiên bản sách in từ Amazon? Hầu hết việc mua bán thực phẩm vẫn đang được thực hiện ở chợ hoặc siêu thị, nhưng có Amazon và Walmart cung cấp dịch vụ giao hàng 2-tiếng-đồng-hồ hoặc soạn sẵn túi hàng để nhận ngay (curbside pickup), liệu còn được bao lâu nữa trước khi chúng ta thôi không còn đến chợ và siêu thị, gặp gỡ hàng xóm láng giềng ở những chốn này, thay vào đó là nhận khoai tây và cá hồi giao tới tận cửa nhà? Nước Mỹ đang trở thành một quốc gia của những kẻ sợ khoảng trống, và cái giá chúng ta sẽ trả chính là cảm giác cộng đồng ngày càng teo nhỏ. Chúng ta sẽ nhớ việc gặp gỡ bạn bè ở quán cà phê, tại sao phải làm thế trong khi thiết bị bay không người lái có thể giao một tách cà phê nóng hổi tới tận nhà, như Google đang thực hiện ở Úc? Thêm một điều khác để mà nhớ nhung tiếc nuối: niềm vui khi khám phá ra món phô mai dê ngon tuyệt ở một khu chợ nông dân nho nhỏ hoặc một trái xoài chín giữa một siêu thị to đùng, những món hàng này bạn làm sao tình cờ gặp được nếu như chỉ ở nhà và ra lệnh cho Alexa gửi đi danh sách mua hàng thường xuyên. Phương thuốc duy nhất ở đây chính là mỗi cá nhân cự tuyệt nỗi ham muốn làm mọi thứ trên mạng, cho dù tiện lợi đến cỡ nào. Mà việc đó sẽ là một cuộc chiến cực kỳ gian nan.
Về tác giả:
Brian Dumaine là người sáng lập kiêm tổng biên tập của công ty truyền thông High Water Press ở New York, từng cộng tác với tạp chí Fortune dưới nhiều vai trò trong suốt ba thập kỷ, bao gồm biên tập viên toàn cầu và trợ lý quản lý biên tập. Là một nhà báo từng đoạt nhiều giải thưởng, ông đã sản xuất các tác phẩm điều tra cũng như các tựa sách về lãnh đạo, đầu tư, công nghệ và môi trường, trong đó có thể kể đến Bezonomics, Mưu đồ cứu lấy hành tinh…