Giao tiếp sư phạm là hoạt động đặc trưng của người giáo viên. Kết quả dạy học và giáo dục phụ thuộc phần lớn vào năng lực sư phạm, đặc biệt là năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên. Do vậy, từ trước tới nay các trường đại học sư phạm cũng như các khoa sư phạm của các trường đại học đều quan tâm phát triển năng lực giao tiếp sư phạm cho sinh viên. Cũng đã có nhiều tài liệu viết về giao tiếp sư phạm, mỗi tài liệu tiếp cận vấn đề dưới một góc độ khác nhau. Giáo trình Giao tiếp sư phạm được biên soạn theo hướng tiếp cận phát triển năng lực giao tiếp sư phạm cho sinh viên – hướng tiếp cận phù hợp với xu hướng đổi
mới nội dung và phương pháp giáo dục đại học hiện nay. Xuất phát từ mục tiêu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp sư phạm cho sinh viên, giáo trình được chia làm hai phần:
Phần 1. Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm, trình bày một cách khái quát những vấn đề lí luận cơ bản về giao tiếp sư phạm, như: Khái niệm về giao tiếp, giao tiếp sư phạm; những phương diện của giao tiếp sư phạm; những yếu tố chi phối giao tiếp sư phạm.
Phần 2. Phát triển năng lực giao tiếp sư phạm, trình bày một cách hệ thống lí thuyết và thực hành nhằm hình thành cho sinh viên những kĩ năng và năng lực giao tiếp sư phạm cơ bản, như năng lực nhận thức trong giao tiếp sư phạm; năng lực làm chủ bản thân trong giao tiếp sư phạm; năng lực điều khiển quá trình giao tiếp sư phạm; kĩ năng giao tiếp sư phạm, như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng phản hồi, kĩ năng xử lí các tình huống sư phạm...
Ngoài ra, phần phụ lục chúng tôi còn cung cấp một bộ trắc nghiệm đo lường kĩ năng giao tiếp và một số nguyên tắc, những yêu cầu thiết yếu để hoạt động giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng chắt lọc, kế thừa những tài liệu truyền thống và cập nhật những thông tin mới nhất về lĩnh vực giao tiếp, song khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các bạn sinh viên và đông đảo bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn khi có dịp tái bản.
mới nội dung và phương pháp giáo dục đại học hiện nay. Xuất phát từ mục tiêu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp sư phạm cho sinh viên, giáo trình được chia làm hai phần:
Phần 1. Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm, trình bày một cách khái quát những vấn đề lí luận cơ bản về giao tiếp sư phạm, như: Khái niệm về giao tiếp, giao tiếp sư phạm; những phương diện của giao tiếp sư phạm; những yếu tố chi phối giao tiếp sư phạm.
Phần 2. Phát triển năng lực giao tiếp sư phạm, trình bày một cách hệ thống lí thuyết và thực hành nhằm hình thành cho sinh viên những kĩ năng và năng lực giao tiếp sư phạm cơ bản, như năng lực nhận thức trong giao tiếp sư phạm; năng lực làm chủ bản thân trong giao tiếp sư phạm; năng lực điều khiển quá trình giao tiếp sư phạm; kĩ năng giao tiếp sư phạm, như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng phản hồi, kĩ năng xử lí các tình huống sư phạm...
Ngoài ra, phần phụ lục chúng tôi còn cung cấp một bộ trắc nghiệm đo lường kĩ năng giao tiếp và một số nguyên tắc, những yêu cầu thiết yếu để hoạt động giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng chắt lọc, kế thừa những tài liệu truyền thống và cập nhật những thông tin mới nhất về lĩnh vực giao tiếp, song khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các bạn sinh viên và đông đảo bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn khi có dịp tái bản.