Giáo trình Kinh tế Việt Nam

  • Lượt đọc : 401
  • Kích thước : 7.81 MB
  • Số trang : 401
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 135
  • Số lượt xem : 1.681
  • Đọc trên điện thoại :
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới cho thấy, những vấn đề về nguồn lực, sự biến đổi về thể chế kinh tế, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách tài khóa và tiền tệ, đầu tư và thương mại quốc tế v.v... luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh ngày nay, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ là cơ hội và thách thức với tất cả các nước trong phát triển. Ở nước ta thời gian qua, quá trình đổi mới kinh tế đã thu được những thành tựu cơ bản, to lớn. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài và tạo tiền đề đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như từng bước hội nhập sâu rộng vào hệ thống kinh tế quốc tế. Điều đó đã khẳng định đường lối, chính sách và những giải pháp đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ngay trong sự phát triển, những bất cập về cơ chế chính sách, về tăng trưởng và phát triển bền vững, về an sinh xã hội, về hội nhập kinh tế quốc tế v.v... vẫn đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết.
Do vậy, môn học Kinh tế Việt Nam sẽ trang bị kiến thức về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cho sinh viên các trường đại học thuộc khối kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu đó, trưởng Đại học Kinh tế quốc dân đã xây dựng môn học Kinh tế Việt Nam. Môn học đã được đưa vào giảng dạy trong khung chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế quốc dân.