Giáo trình Lược sử Phật giáo Nam Tông Việt Nam

Tác giả : Thích Thiện Minh
  • Lượt đọc : 327
  • Kích thước : 5.56 MB
  • Số trang : 146
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 285
  • Số lượt xem : 1.818
  • Đọc trên điện thoại :
Giáo sư Rhys Davids đã nói rằng: “Dầu là Phật tử hay không Phật tử, tôi nghiên cứu từng hệ thống tôn giáo lớn trên thế gian, và trong tất cả, tôi không tìm thấy trong tôn giáo nào có cái gì cao đẹp và toàn vẹn hơn Bát Chánh Ðạo của Ðức Phật. Tôi chỉ còn có một việc làm là thu xếp nếp sống cho phù hợp với con đường ấy”. Trong con đường ấy, KHÔNG có chỗ cho những mê lầm chấp tín, KHÔNG có chỗ cho những lễ bái cầu xin, càng KHÔNG có chỗ cho những niềm tin mù quáng. Con đường mà Đức Phật đã chứng ngộ - “quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi lý luận, tế nhị, chỉ có bậc trí mới thấu hiểu “Majjima Nikāya”.
Giáo pháp của Đức Phật KHÔNG phải “Đến để mà TIN”, mà phải là “Đến để mà CHỨNG”. Muốn đi theo con đường mà Ngài đã đi, các tín đồ Phật giáo chỉ có một cách thức duy nhất Tự Tu Thân và Tự Giác Ngộ. Con đường ta đi phải là tự chính bản thân ta, không ai có thể giải thoát cho ta cả.
Phật giáo Nam Tông Việt Nam vẫn nỗ lực hướng đến những nguyên lý căn bản nhất từ Tam tạng Kinh điển Pāḷi truyền lại. Không màu mè, không bí hiểm, đơn giản là hãy ngồi xuống (Tọa Thiền), và lắng nghe chính thân tâm.
Giáo trình lược sử Phật giáo Nam Tông Việt Nam tuy chưa phải là bản lược sử hoàn chỉnh nhất nhưng tác giả đã cố gắng chuyển tải các nội dung trọng yếu về quá trình du nhập, phát triển và các định hướng phát triển trong tương lai của Phật giáo Nam Tông Việt Nam. Giáo trình vẫn đang tiếp tục được cập nhật và hoàn thiện bởi tác giả, vì vậy, trân trọng mọi ý kiến đóng góp
của quí học giả nhằm nâng cao chất lượng cho giáo trình. Trong tương lai, Tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu, sưu tra thêm nhiều tài liệu có giá trị để nâng cấp giáo trình thành cuốn “SỬ HỌC PHẬT GIÁO NAM TÔNG VIỆT NAM”.