Cuốn sách quá nổi tiếng của Hàn Phi
Người Dịch : Phan Ngọc
Tác giả của nó là Hàn Phi, ông mất vào năm 232 trước công nguyên.
Tiểu sử của ông đã được Tư Mã Thiên kể lại chính xác trong bộ Sử Ký. Phi là một công tử nước Hàn, tức là người con (tử) của vua (Công) nước Hàn nhưng không phải là người sẽ thừa kế ngôi vua. Hoàn cảnh ấy giúp Phi ngay từ bé đã nhìn thấy rõ các quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước. Sau đó Phi đến học với Tuấn Khanh, tức Tuân Tử, nhà học giả lớn nhất thời bấy giờ. Phi tiếp thu Nho giáo, do đó rất thông thạo về lịch sử, văn học. Phi thừa kế của thầy quan niệm bản tính con người là ác, căm ghét mê tín, coi trọng giáo dục đề cao các tiên vương các đời Hạ, Thương, Chu mà xem nhẹ Nghiêu, Thuấn là mẫu mực của Khổng Tử. Cùng học với Phi có Lý Tư sau này sẽ làm thừa tướng nước Tần. Lý Tư thừa nhận Phi giỏi hơn mình. Chủ trương của Tuân Tử là dùng lễ để trị nước, khác chủ trương dùng nhân để trị nước của Khổng Tử. Lễ và pháp luật là rất gần nhau cho nên cả Hàn Phi lẫn Lý Tư đều chuyển sang pháp trị. Về nước, Phi thấy nước Hàn yếu đuối, mấy lần dâng thư cho vua Hàn nhưng nhà vua không nghe. Phi nghĩ cách xây dựng một học thuyết đế lại cho đời sau về việc trị nước. Phi tiếp thu lý thuyết pháp gia đã có từ trước. Nhưng lý thuyết này qua Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại vân vân chỉ mới là những phép tắc. Nó còn thiếu một linh hồn để trở thành sinh động, uyển chuyển, áp dụng cho vô vàn trường hợp khác nhau. Phi thấy nó ở đạo Lão và đưa đạo Lão vào hoán cải cái học thuyết vốn dĩ khô khan thành một học thuyết đầy sức sống. Nếu Quản Trọng, Thương Ưởng chỉ mới thấy cái quan trọng của phép tắc, Thân Bất Hại thấy thêm được cái thế, thì với Hàn Phi: trị nước, trở thành một cái thuật để người cai trị sử dụng mà ứng phó với mọi trường hợp. Do đó, Phi là người lớn nhất của trường phái Pháp gia và bộ Hàn Phi Tử trở thành tác phẩm quyết định của toàn bộ học thuyết này.
Người Dịch : Phan Ngọc
Tác giả của nó là Hàn Phi, ông mất vào năm 232 trước công nguyên.
Tiểu sử của ông đã được Tư Mã Thiên kể lại chính xác trong bộ Sử Ký. Phi là một công tử nước Hàn, tức là người con (tử) của vua (Công) nước Hàn nhưng không phải là người sẽ thừa kế ngôi vua. Hoàn cảnh ấy giúp Phi ngay từ bé đã nhìn thấy rõ các quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước. Sau đó Phi đến học với Tuấn Khanh, tức Tuân Tử, nhà học giả lớn nhất thời bấy giờ. Phi tiếp thu Nho giáo, do đó rất thông thạo về lịch sử, văn học. Phi thừa kế của thầy quan niệm bản tính con người là ác, căm ghét mê tín, coi trọng giáo dục đề cao các tiên vương các đời Hạ, Thương, Chu mà xem nhẹ Nghiêu, Thuấn là mẫu mực của Khổng Tử. Cùng học với Phi có Lý Tư sau này sẽ làm thừa tướng nước Tần. Lý Tư thừa nhận Phi giỏi hơn mình. Chủ trương của Tuân Tử là dùng lễ để trị nước, khác chủ trương dùng nhân để trị nước của Khổng Tử. Lễ và pháp luật là rất gần nhau cho nên cả Hàn Phi lẫn Lý Tư đều chuyển sang pháp trị. Về nước, Phi thấy nước Hàn yếu đuối, mấy lần dâng thư cho vua Hàn nhưng nhà vua không nghe. Phi nghĩ cách xây dựng một học thuyết đế lại cho đời sau về việc trị nước. Phi tiếp thu lý thuyết pháp gia đã có từ trước. Nhưng lý thuyết này qua Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại vân vân chỉ mới là những phép tắc. Nó còn thiếu một linh hồn để trở thành sinh động, uyển chuyển, áp dụng cho vô vàn trường hợp khác nhau. Phi thấy nó ở đạo Lão và đưa đạo Lão vào hoán cải cái học thuyết vốn dĩ khô khan thành một học thuyết đầy sức sống. Nếu Quản Trọng, Thương Ưởng chỉ mới thấy cái quan trọng của phép tắc, Thân Bất Hại thấy thêm được cái thế, thì với Hàn Phi: trị nước, trở thành một cái thuật để người cai trị sử dụng mà ứng phó với mọi trường hợp. Do đó, Phi là người lớn nhất của trường phái Pháp gia và bộ Hàn Phi Tử trở thành tác phẩm quyết định của toàn bộ học thuyết này.