Hoàng Tử Cảnh như Tây (Quyển 2)

Tác giả : Tân Dân Tử
  • Lượt đọc : 299
  • Kích thước : 14.26 MB
  • Số trang : 96
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 260
  • Số lượt xem : 2.230
  • Đọc trên điện thoại :
Nguyễn Phúc Cảnh (chữ Hán: 阮福景; 6 tháng 4 năm 1780 – 20 tháng 3 năm 1801), thường gọi là Hoàng tử Cảnh (皇子景). Ông là con trưởng của Gia Long – người sáng lập ra triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Ông sinh ngày Tân Tỵ tháng 3 (âm lịch) năm Canh Tý, tức ngày 6 tháng 4, năm 1780 [1] tại Gia Định. Mẹ ông là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Tống thị.
Mùa hạ năm Quý Mão (1783), Gia Long nhờ Giám mục Bá Đa Lộc (tục gọi là Cha Cả) sang Pháp cầu viện, Hoàng tử Cảnh (khi đó mới 3 tuổi) theo làm con tin.
Tháng 7 năm 1789, Nguyễn Phúc Cảnh và Bá Đa Lộc về đến Sài Gòn. Cùng theo có một số người Pháp như: Philippe Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn), Jean Baptiste Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng).
Mùa xuân năm Quý Sửu (1793), Gia Long lập ông làm Đông Cung, được phong là Nguyên Súy Quận công (元帥郡公), được dựng phủ Nguyên Súy, được ban ấn Đông cung chi ấn. Cử các danh sĩ đương thời là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tùng Châu lo việc giảng học cho ông. Trong thời gian ở ngôi Đông cung, Nguyễn Phúc Cảnh từng được giao trấn giữ những nơi trọng yếu như Gia Định, Diên Khánh.
Mùa xuân năm Tân Dậu (1801), ông bị bệnh đậu mùa và mất vào ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (tức 20 tháng 3 năm 1801)[2], hưởng dương 21 tuổi. Ngày hoàng tử Cảnh mất, Gia Long đang ở ngoài mặt trận nên không thể dự đám tang của con được.
Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh được an táng tại huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình trấn Gia Định (nay là xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn). Năm Ất Sửu (1805), ông được truy phong là Anh Duệ Hoàng thái tử