KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT-NAM, Kể từ lần in thứ bảy, in cùng lúc trọn bộ cả năm tập. Rất tiếc, ở những lần in toàn vẹn này tác giả đã không còn được tự mình xem lại bản in thử, như ông đã từng làm việc đó một cách hứng thú và kiên trì trong sáu lần in lẻ tẻ từng tập trước đây.
Tuy nhiên, từ sau khi tập V ra mất (1982), thân phụ chúng tôi đã có dịp chỉnh lý kỹ cả năm tập, nhất là phần Tổng luận, nhằm chuẩn bị cho một lần in đầy đủ sau này. Chúng tôi có gắng trung thành với những sửa chữa trực tiếp của ông, kể cả một đồi chỗ ông ủy thác cho tôi soát lại chút ít về câu chữ, trong khi đọc bộ sách.
Mặt khác, trong lần in thứ tư (1972), tác giả có một thay đổi đáng kể trong kết cấu cuốn sách của mình: ông bỏ đi 2 truyện và thay bằng 2 truyện khác để giữ nguyên số lượng 200 truyện. Cân nhắc kỹ lại trong lần in thứ bảy, chúng tôi đã mạnh dạn đưa một truyện trong số đó trở lại bộ sách: truyện Giết chó khuyên chồng, số 50. Để bạn đọc dễ nhận ra truyện này đã được bỏ đi, chúng tôi đặt chữ số 50 đứng đầu tên truyện trong dấu []. Tôn trọng ý nguyện của tác giả, các quy tắc viết hoa và phiên âm tên người, tên đất vẫn giữ nguyên như trong mấy lần in trước chứ không thay đổi. Tuy vậy, để giúp các nhà nghiên cứu có thể tra tìm nhanh chóng khối lượng tài liệu nước ngoài hết sức lớn mà tác giả đã tham khảo, ở các chú thích xuất xứ, bên cạnh tên người phiên âm trước đây, chúng tôi có kỳ chú thêm nguyên văn, hoặc chuyển ngữ tiếng Pháp. Đối với tên một số dân tộc, hay một số địa danh trên thế giới được nhắc đến trong mục Khảo dị, nếu thấy cần thiết, chúng tôi cũng làm như vậy. Cuối bộ sách, chúng tôi còn thêm vào một Bảng tra cứu tên truyện sắp xếp theo trật tự a b c. Tất cả những việc này đều do các bạn bè thân thiết trong Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học góp sức thực hiện vào năm 1992.
Xin ghi lại ở đây tình cảm biết ơn chân thành của gia đình tác giả. Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã có nhã ý đưa Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vào trường học, để bộ sách đến thẳng với một đối tượng đồng đảo từ mấy thập kỷ nay vẫn là người bạn gần gũi của nó : học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên ngữ văn ở các trường đại học.
Về mặt văn bản, có thể nói đây là bản in hoàn chỉnh nhất.
Tuy nhiên, từ sau khi tập V ra mất (1982), thân phụ chúng tôi đã có dịp chỉnh lý kỹ cả năm tập, nhất là phần Tổng luận, nhằm chuẩn bị cho một lần in đầy đủ sau này. Chúng tôi có gắng trung thành với những sửa chữa trực tiếp của ông, kể cả một đồi chỗ ông ủy thác cho tôi soát lại chút ít về câu chữ, trong khi đọc bộ sách.
Mặt khác, trong lần in thứ tư (1972), tác giả có một thay đổi đáng kể trong kết cấu cuốn sách của mình: ông bỏ đi 2 truyện và thay bằng 2 truyện khác để giữ nguyên số lượng 200 truyện. Cân nhắc kỹ lại trong lần in thứ bảy, chúng tôi đã mạnh dạn đưa một truyện trong số đó trở lại bộ sách: truyện Giết chó khuyên chồng, số 50. Để bạn đọc dễ nhận ra truyện này đã được bỏ đi, chúng tôi đặt chữ số 50 đứng đầu tên truyện trong dấu []. Tôn trọng ý nguyện của tác giả, các quy tắc viết hoa và phiên âm tên người, tên đất vẫn giữ nguyên như trong mấy lần in trước chứ không thay đổi. Tuy vậy, để giúp các nhà nghiên cứu có thể tra tìm nhanh chóng khối lượng tài liệu nước ngoài hết sức lớn mà tác giả đã tham khảo, ở các chú thích xuất xứ, bên cạnh tên người phiên âm trước đây, chúng tôi có kỳ chú thêm nguyên văn, hoặc chuyển ngữ tiếng Pháp. Đối với tên một số dân tộc, hay một số địa danh trên thế giới được nhắc đến trong mục Khảo dị, nếu thấy cần thiết, chúng tôi cũng làm như vậy. Cuối bộ sách, chúng tôi còn thêm vào một Bảng tra cứu tên truyện sắp xếp theo trật tự a b c. Tất cả những việc này đều do các bạn bè thân thiết trong Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học góp sức thực hiện vào năm 1992.
Xin ghi lại ở đây tình cảm biết ơn chân thành của gia đình tác giả. Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã có nhã ý đưa Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vào trường học, để bộ sách đến thẳng với một đối tượng đồng đảo từ mấy thập kỷ nay vẫn là người bạn gần gũi của nó : học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên ngữ văn ở các trường đại học.
Về mặt văn bản, có thể nói đây là bản in hoàn chỉnh nhất.