Nghệ Thuật Thuần Hoá Chim Cu Gáy - Chim Vườn

Thể loại: Nông – Lâm – Ngư
Tác giả : Việt Chương
  • Lượt đọc : 66
  • Kích thước : 8.35 MB
  • Số trang : 129
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 26
  • Số lượt xem : 304
  • Đọc trên điện thoại :
Đối với người Việt Nam mình, trừ những ai cả đời chỉ sống ở thành thị, thì đại đa số không ai xa lạ gì đối với con Cu Gáy. Đây là loại chim rừng, nhưng lại được coi là chim vườn, vì đời sống của chúng gắn bó với ruộng đồng, nơi có người cư ngụ và canh tác hoa màu…

Cu Gáy, có nơi gọi là chim Cu, còn có tên là Cu Cườm hay Cu Đất, có tên khoa học là Streptopelia chimensis, không rõ xuất xứ tại đâu, nhưng ngày nay chúng đã có mặt khắp nơi trên trái đất này, trừ Nam và Bắc bán cầu vì quanh năm quả lạnh giá. Có thể nói mà không sợ lầm, ở đâu có Bồ câu sinh sống được là ở đó có sự hiện diện của Cu Gáy.

Trước đây, nhiều nghệ nhân cứ lầm tưởng rằng, đây là giống chim của châu Á, nhưng không ngờ chúng có mặt khắp các cánh rừng ở châu u, đến tận vùng duyên hải phía nam Calfornia nila...

Dù sống ở châu lục nào, Cu Gáy vẫn giữ được hình dáng thon thả và sắc lông bình dị pha chút quê mùa của nó như vậy. Chúng cũng ăn những thức ăn hột, cũng làm tổ một cách thô sơ với một ít cành nhỏ và cỏ khô, và tổ lúc nào cũng được giấu kín trong các lùm bụi rậm rạp, nếu không để ý đố ai phát giác được !
Tại nước ta từ Nam chí Bắc, nơi nào cũng có Cu Gáy sinh sống. Chúng được coi là giống chim có hại cho nhà nông vì tìm ăn lúa, đậu, mè, dù chỉ tìm ăn hột rơi hột rụng ở dưới đất. Nhưng, Cu Gáy cũng được coi là bạn của nhà nông vì nó biết gay sáng như gà giúp mọi người dậy sớm đè ra đồng làm việc.
Cu Gáy là hiện thân cho tấm gương lao động cần cù nhẫn nại của người làm ruộng làm vườn, lúc nào chim và người cũng có mặt ở giữa đồng không mông quạnh, bất kể nắng mưa, hay sáng, trưa, chiều tốt để mong tìm được cải än.

Do Cu Gáy có giọng gáy hay lại dễ thuần hóa, ít tốn kém nên nhiều nghệ nhân rủ nhau bắt Cu Gáy về nuôi, như nuôi nhiều giống chim hót rừng khác.
Càng nuôi lâu ngày, người ta càng nhận ra Cu Gáy có chất giọng tuyệt hay, và không phải giọng con nào cũng giống với giọng con nào. Chúng cũng có con hay con dở. Có con chỉ gáy giọng trong, nhưng có con gái được giọng ba, giọng bốn. Đã thế, nó còn “biến tấu” ra bo, ra thúc, ra kèm... luyến láy đủ bài bản nghe chỉ có mê mệt mà thôi !

Nuôi Cu Gáy đâu phải lúc nào ta cũng chỉ được nghe có ba tiếng Cúc Cu Cu... mà có khi là Grù cụ, là Cù cụ, hoặc Các cụ... Cù cụ… như tiếng mỏ dồn, trống thúc. Đó là chưa nói đến những âm tiết đặc biệt từ giọng gáy phát ra. Nào âm Đồng, âm Thổ, âm Kin, âm Son... mỗi âm có một cung bậc khác nhau nghe riết phải ghiền !

Kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã giúp cho ông cha ta không những biết được đây là giống chim quý, một thứ “hương đồng cỏ nội” mà trời đã ưu ban cho mình, mà còn biết được cách để chọn lựa ra được những con chim hay, chim du, chim quí mà nuôi, và gạt bỏ ra ngoài những chủ chim tầm thường về tài nghệ, nuôi thêm chỉ tốn công, tổn lúa...

Cái câu : “Nhứt huỳnh liền – Nhì liên giáp – Tam quá khỏe – Tử chân khô – Ngũ liên hoàn – Lục cườm rừng” là kinh nghiệm quí báu của các thế hệ nghệ nhân nuôi Cu Gay từ xa xưa truyền lại cho đám nghệ nhân hậu duệ chúng ta, chứ đâu phải kinh nghiệm đó chỉ được rút ra trong một sớm một chiều mà có được !
Nếu không nhờ vào đó, và những kinh nghiệm khác như chọn cườm, chọn sắc lông, chọn mỏng, chọn mỏ của người xưa, thì làm sao nhìn qua con chim mà chúng ta biết ngay đó được đó là những con Cu Gáy thuộc loại dữ dần, sát thủ hiếm thấy trong đời ?

Những cái hay đặc thù của Cu Gáy chỉ riêng ai có nuôi mới biết, có nuôi lâu năm ta mới có nhiều kinh nghiệm, vì “nghề dạy nghề”. Chúng tôi nuôi Cu Gáy từ lúc lên chín, lên mười, nhưng gần gia đời vẫn chưa rõ được giới tính của chúng ra sao ! Hỏi những người có kinh nghiệm hơn mình, ai cũng dạy cách coi vóc dáng, coi ức, coi cườm mà mỗi người lại chỉ một cách, nhưng không ai dám đoán chắc một trăm phần trăm là đúng ! Thế là tôi phải bỏ ra nhiều năm mày mò tìm hiểu qua những nhận định và phản đoản riêng của mình, kể cả việc mổ xẻ hàng tá Cu thịt, và may thay cuối cùng tìm ra được cách phân định giới tính của Cu Gáy ra sao ! (Xin xem bài “Cách phân biệt giới tính Cu Gáy”). Cải mà mình cho là bí hiểm giờ mới biết nó sò sò ra trước mắt !

Nói đến cái hay, cái quí của chim Cu Gáy có lẽ nói mãi nói hoài cũng không hết chuyện. Trình bày qua một cuốn sách nhỏ này, tác giả cũng chỉ mới đề cập được những nét đại lược về Cu Gáy mà thôi.

Biết được như vậy chúng ta không còn ngạc nhiên, như có lần tự hỏi :

- Tại sao có người mê nuôi Cu Gáy đến độ quí... như vàng, ai mua giả nào cũng không bản ? Chạy giặc chỉ mang lồng Cu Gáy trên tay, còn đồ đạc qui giả bỏ lại mà không hề tiếc rẻ ?

– Tại sao nhiều người lại chịu khó bằng đồng lội suối chịu cực trăm bề đi gác Cu từ ngày này sang ngày khác, từ thẳng nọ qua năm kia, trong đó có những ông già tóc đã bạc phơ, chân đi không muốn vững ?

– Tại sao có người cả đời chỉ thích nuôi mỗi một giống Cu Gáy, mà trong nhà lúc nào cũng có hàng chục con, thậm chỉ bốn năm chục con 2 hấp lực nào, ma lực nào đã quyến rũ họ đến mê cuồng như vậy?....

Những câu hỏi đó, những thắc mắc với nhiều thôi thúc dó, lam sao có thể giải nghĩa cho tường tận được đây ?

Xin mời quí vị nuôi thử một vài con để biết được những điều kỳ diệu từ con chim mà người ngoài nghề uốn ngộ nhận là… tầm thường này. Cu Gáy rất rẻ tiền, chim bổi chỉ có mươi lăm ngàn, chỉ bằng nửa giả con Sáo sậu...

Bình Thạnh tháng Mạnh Thu, năm Mậu Dần VIỆT CHƯƠNG (Nguyễn Tú)