Những nghịch lí trong lịch sử Trung Hoa

Tác giả : Đông A Sáng
  • Lượt đọc : 472
  • Kích thước : 1.41 MB
  • Số trang : 736
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 532
  • Số lượt xem : 2.829
  • Đọc trên điện thoại :
Nguyên cuốn Những nghịch lí trong lịch sử Trung Hoa có tên Phản kinh, là cuốn sách lạ lùng, trước chưa có và sau cũng không hề có cuốn nào tương tự xuất hiện (kì thư vô tiền tuyệt hậu), trong kho kinh điển và trong rừng sách vở Trung Hoa.

Phản kinh do Triệu Nhuy (đời Đường) là một ẩn sĩ, là một nhà bác học, nhiều tài năng và chuyên nghiên cứu chính trị biên soạn.

Phản kinh gồm 64 thiên, có thể quy về mấy vấn đề chính :

(1) Đạo đức, tài năng của người làm vua, làm bề tôi, làm quan, làm tướng.

(2) Những phương pháp chọn người, bổ dụng người và phân phó chức vụ.

(3) Các thể chế chính trị từ thời vua Nghiêu, vua Vũ đến thời Tùy, Đường.

(4) Phân tích nguyên nhân được mất, thịnh suy, hưng phế, của cuộc tranh hùng tranh bá, của các các vua chúa và các triều đại.

(5) Những tri thức mà các bậc vua chúa, những người làm chính trị, các nhà lãnh đạo, những người cầm quân phải biết.

(6) Phản kinh nêu những tệ đoan sản sinh từ những khái niệm đạo đức (nhân, lễ nghĩa, trí, tín ... ) đã từng được nhắc đến trong những kinh điển truyền thống, những khái niệm chính trị (pháp chế, thưởng phạt ... ) ...