Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Cơ sở lý luận và ứng dụng

Tác giả : Ngô Xuân Bình
  • Lượt đọc : 1
  • Kích thước : 28.00 MB
  • Số trang : 296
  • Đăng lúc : 10 tháng trước
  • Số lượt tải : 59
  • Số lượt xem : 713
  • Đọc trên điện thoại :
Công nghệ sinh học ngày nay có bước phát triển mãnh mẽ, nhanh chóng. Trong đó, lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật như các kỹ thuật di truyền, nuôi cấy mô tế bảo thực vật luôn được ưu tiên trong nghiên cứu nhằm tạo ra sản phẩm giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao. Khác với cuộc cách mạng xanh những năm 70 của thế kỷ trước, cách mạng về công nghệ sinh học tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: nông nghiệp. y học và sức khỏe con người, môi trường. dinh dưỡng và thực phẩm, bảo tồn đa dạng sinh học...Trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào thực vật - một kỹ thuật nền tảng phục vụ cho quá trình chuyển gen, tạo sinh khối trong sản xuất thực phẩm - y - dược, nhân giống cây trồng... đã có nhiều thành công, hàng loạt các kỹ thuật mới, qui trình được hoàn thiện. Ngày 4. 3, 2005, Ban Bí Thư Trung Ương ra chỉ thị số 50 -CT/TW về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoả, hiện đại hoá đất nước. Chính phủ đã xác định vai trò quan trọng công nghệ sinh học trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đã đưa ra nhiều biện pháp, chính sách thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng trang Công nghệ sinh học.
Xuất phát từ nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và ủng dụng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bảo thực vật, tác giả biên soạn tài liệu chuyên khảo “Nuôi cầy mò tế bảo thực vật - Cơ sở lý luận và ứng dụng".

Tài liệu gồm hai phần:
Phần 1: Bao gồm 8 chương trình bày các cơ sở lý luận của nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Phần 2: Gồm 2 chương, trình bày một số kết qua nghiên cứu của tác gia và và nhóm nghiên cứu từ giai đoạn 2001 đến 2009. Trong đó chủ yếu là các kết quả nghiên cứu xây dựng các quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật ở một số loại cây trồng chu yếu, được thực hiện tại Bộ môn Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyễn. Trong phần 2. có sự tham gia của thành viên nhóm nghiên cứu như sau:
Chương 9: Ngô Xuân Binh, Trần Ngọc Ngoạn
Chương 10 - mục: 10-1, 10,2, 103, 104: Ngô Xuân Đinh, Nguyễn Thị Tỉnh
Chương 10 - mục 10.5, 10-11, 10.12: Ngô Xuân Binh, Nguyễn Tiến Düng
Chương 10 - mục 10.6, 10.7, 1010: Ngô Xuân Bình, Bùi Trí Thức.
Chương 10 - mục 10.8, 10.9, 10.13: Ngô Xuân Bình, Nguyễn Văn Hong
Chương 10 - mục 1014, 10.15. 1016, 10.17: Ngô Xuân Bình, Đặng Ngọc Hùng

Tài liệu biên soạn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của hạn đọc, đồng nghiệp, những người quan tâm để bổ sung ngày càng hoàn thiện.