“Số không” - tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp Umberto Eco khiến người đọc không ngừng tự vấn: “Đâu mới là sự thật trước những gì truyền thông đang trưng trổ, phơi bày?”
Bên dưới một Milano hiện đại là “một Milano của cha tôi, của anh tôi”, một Milano mang trong lòng nó nhiều bí ẩn. Ở đó, người ta chứng kiến những đổi thay diễn ra hằng ngày nhưng vì mỏi mệt nên chẳng màn lưu tâm hoặc vì chén cơm manh áo mà đành ngoảnh mặt.
Tờ Ngày mai và 12 Số Không
Một nhóm 6 cây bút, nếu không muốn nói là 6 người thất bại, được tập hợp lại chuẩn bị cho sự ra đời của tờ Ngày mai gồm 12 Số Không từ 0/1, 0/2 đến 0/12 trong vòng một năm, dưới tay trụ cột Simei.
Viễn cảnh của tờ Ngày mai sẽ chẳng được như cái tên sáng lạng, đầy tương lai của nó, bởi nó là một tờ báo ‘ma’ “chỉ in ít bản, để ông chủ đánh giá rồi chuyển cho ai tùy thích” nhằm uy hiếp những nhân vật quyền thế với mục đích bước vào thánh địa ‘tài chính, ngân hàng và có lẽ là những tờ báo lớn’ của Vimercate - ông chủ tờ báo - nhân vật kiểm soát “hàng chục khách sạn bên bờ biển Adriatic, rất nhiều viện dưỡng lão, một loạt các phi vụ buôn bán gây xôn xao dư luận, một vài kênh truyền hình địa phương...”
Colonna, trợ lý chủ bút, bề ngoài có nhiệm vụ thống nhất phong cách, chủ trương của tờ báo với nhóm phóng viên, thực chất là viết cuốn sách về tờ báo này với tên gọi Ngày mai - hôm qua. Điều này, tất nhiên, chỉ có Simei và Colonna biết.
Chủ trương để tờ báo hoạt động là tránh càng xa càng tốt các vấn đề liên quan đến tài chính, môi trường, mafia, quan chức… Tóm lại, tránh xa tất tần tật những thứ có thể mang lại rắc rối cho tờ báo cũng như gây hấn đến bất kỳ bang hội nào.
Thứ duy nhất mà nó hướng đến là độc giả bình dân “không hề đọc nổi một cuốn sách nhưng có thể kể vanh vách cuốn sách nào đang bán chạy” bằng cách tập trung chúi mũi vào tin tức giật gân nhằm kích hoạt trí tò mò của họ, những ám dụ kỳ thị vùng miền hay mục tử vi vô thưởng vô phạt có thể “áp dụng cho tất cả mọi người, từ cô nữ sinh 16 tuổi cho đến bà cụ 80”.
Những chiêu trò của giới làm báo được Eco phơi bày đầy giễu nhại và hài hước. “Không phải tin tức làm nên tờ báo mà tờ báo làm nên tin tức” - Simei dõng dạc. Và nhiều lần tái khẳng định: “Chính chúng ta là những người tạo tin, và chúng ta cần biêt cách để nó tự nổi lên đằng sau những con chữ”.
Viết báo, không đơn giản là viết để chuyển tải sự thật mà còn là cắt ghép như thế nào để người đọc tự rơi vào ‘bẫy’, khám phá những điều nhà báo ám chỉ. “Cái ám chỉ lợi hại nhất là nêu ra những dữ kiện vốn chẳng có giá trị nào nhưng lại có thật, không phủ nhận được”. “Các cơ thể hồng hào của thiên thần là gì nếu không phải lớp vỏ bọc lừa dối khoác ngoài mọt bộ xương, cho dù có thuộc nơi thiên đàng đi nữa”.
“Sự thực còn vượt quá trí tưởng tượng và giờ chẳng ai có thể tưởng tượng điều gì nữa”
Song song với hành trình của tờ Ngày mai, những bí ẩn bên của Milano dần dần lật mở qua cuộc điều tra của Braggadocio - một cây bút có tiểu sử gia đình dính dấp đến phe phát xít, luôn hoài nghi và không bao giờ nhằm mắt tin vào bất cứ thông tin gì, trừ phi có bằng chứng hẳn hoi: “Báo chí dối trá, truyền hình dối trá, các nhà sử học cũng nối dối nốt”.
Bối cảnh châu Âu, cụ thể hơn là cách vận hành của thể chế, xã hội Ý từ sau chế độ độc tài Mussolini tan rã được tái hiện qua cuộc trò chuyện với tần suất ngày một nhiều và dày đặc thông tin giữa Colonna và Braggadocio.
Bên thắng cuộc không ngừng công kích, trừng phạt, xỉ vả bên thua cuộc, ca ngợi những huyền thoại đẫm lệ, hùng tráng mà không màn đến sự thật hoặc bỏ qua sự thật, không đủ bình tĩnh để kiểm chứng hay không muốn chấp nhận sự thật?
Những-thịt-da, máu mủ nhuộm đỏ quảng trường trong cơn hả hê của những ‘hung thần lên cơn khát’, những cái bóng ẩn dật của các phe phái, thiết chế chính trịnh cất giữ hàng loạt bí mật, bưng bít sự thật. Khiếp sợ thể chế, báo chí thời điểm đó cùng tiếp tay tung hê, đưa những thông tin rời rạc thay vì kiếm tìm và đi đến tận cùng của sự thật, của lịch sử.
Có gì ngạc nhiên đâu khi trong dòng chảy truyền thông được xác lập và bị chi phối bởi những mưu đồ kinh tế, chính trị, báo chí ngày càng rời xa hiện tại. Điều cốt lõi, sự thật ở đây là gì không quan trọng. Quan trọng là bạn tung nó ra vào thời điểm nào! Có không ít sự thật dễ dàng bị che lấp bởi nhiều thông tin khác, bởi đôi khi người ta cố tình thổi phồng một sự việc để giảm bớt sự chú ý vào một sự việc khác.
Khi vở kịch hạ màn thì một nhúm người lưu tâm chỉ còn biết há hốc mồm bởi: “sự thực còn vượt quá trí tưởng tượng và giờ chẳng ai có thể tưởng tượng điều gì nữa”. Và vỡ lẽ: “Chẳng có gì là mảng tối mảng sáng trong nghệ thuật Baroque nữa, tất cả đều được phơi bày dưới ánh sáng ban ngày, như thể được các họa sĩ theo trường phái Ấn Tượng vẽ vậy: nạn tham nhũng được dung thứ, mafia ngồi ngay trong nghị viện, trốn thuế ngay trong chính phủ, trong tù chỉ có lũ trộm chó trộm gà thôi”.
Sự thật đó biến kẻ cầm bút còn biết chút tự vấn thành những kẻ chạy trốn, đồng thời là những con ma thất bại, cay đắng như Maia, như Colonna, tự ủi an: “thanh thản mà chấp nhận sống trong nghi ngờ cái thế giới quanh mình. Cuộc đời là có thể chịu đựng được, miễn là phải biết tự hài lòng”.
Còn số đông ư? “Vẫn tiếp tục bầu cho bọn du côn vì họ sẽ chẳng tin vào BBC, hoặc bởi họ chẳng xem những chương trình như thế này vì còn đang dán mắt vào mấy chương trình lá cải”. Sự thật chua chát như Maia từng có lần thốt lên rằng: “Tôi chưa bao giờ hiểu được cái mốt nói lời chính thức xin lỗi là tín hiệu của sự nhún nhường hay trơ trẽn nữa: anh làm cái gì đó lẽ ra không được làm, rồi lên tiếng chính thức xin lỗi, thế là phủi tay coi như xong.”
Cái chết của một con người hay của một tờ báo
Cái chết không rõ nguyên do cuối truyện không chỉ là cái chết của một con người mà còn của một tờ báo, sự giãy chết của một xã hội thông tin chuộng những trò lố bịch, rẻ tiền, khước từ sự thật liên quan đến số phận con người.
Từ sau năm 1945 cho đến năm 1992, thời điểm tờ Ngày mai hoạt động, gần 50 đã trôi qua nhưng có vẻ như bản chất của nền báo chí Milano không hề thay đổi qua ám dụ ký hiệu của Umberto Eco “ngày mai - hôm qua”, “quá khứ - hiện tại” trong lời đề từ Eco mượn của nhà tiểu thuyết Anh - E. M. Forster “Only Connect”.
Kỷ nguyên mới ra đời, thông tin tràn ngập, thậm chí nhiễu loạn, sự hoài nghi ngày càng gia tăng tỷ lệ với khả năng tiếp cận sự thật. Chỉ có kết nối giữa quá khứ và hiện tại mới tạo nên tương lai, mới giảm thiểu được những thế hệ lạc loài, ngu muội.
Chỉ có lòng dũng cảm đón nhận sự thật dù trái tai và đầy đớn đau, người ta mới có quyền kỳ vọng vào một ngày mai tốt đẹp, một nền báo chí tốt đẹp, đứng về phía người bình dân, cùng khổ.
Bên dưới một Milano hiện đại là “một Milano của cha tôi, của anh tôi”, một Milano mang trong lòng nó nhiều bí ẩn. Ở đó, người ta chứng kiến những đổi thay diễn ra hằng ngày nhưng vì mỏi mệt nên chẳng màn lưu tâm hoặc vì chén cơm manh áo mà đành ngoảnh mặt.
Tờ Ngày mai và 12 Số Không
Một nhóm 6 cây bút, nếu không muốn nói là 6 người thất bại, được tập hợp lại chuẩn bị cho sự ra đời của tờ Ngày mai gồm 12 Số Không từ 0/1, 0/2 đến 0/12 trong vòng một năm, dưới tay trụ cột Simei.
Viễn cảnh của tờ Ngày mai sẽ chẳng được như cái tên sáng lạng, đầy tương lai của nó, bởi nó là một tờ báo ‘ma’ “chỉ in ít bản, để ông chủ đánh giá rồi chuyển cho ai tùy thích” nhằm uy hiếp những nhân vật quyền thế với mục đích bước vào thánh địa ‘tài chính, ngân hàng và có lẽ là những tờ báo lớn’ của Vimercate - ông chủ tờ báo - nhân vật kiểm soát “hàng chục khách sạn bên bờ biển Adriatic, rất nhiều viện dưỡng lão, một loạt các phi vụ buôn bán gây xôn xao dư luận, một vài kênh truyền hình địa phương...”
Colonna, trợ lý chủ bút, bề ngoài có nhiệm vụ thống nhất phong cách, chủ trương của tờ báo với nhóm phóng viên, thực chất là viết cuốn sách về tờ báo này với tên gọi Ngày mai - hôm qua. Điều này, tất nhiên, chỉ có Simei và Colonna biết.
Chủ trương để tờ báo hoạt động là tránh càng xa càng tốt các vấn đề liên quan đến tài chính, môi trường, mafia, quan chức… Tóm lại, tránh xa tất tần tật những thứ có thể mang lại rắc rối cho tờ báo cũng như gây hấn đến bất kỳ bang hội nào.
Thứ duy nhất mà nó hướng đến là độc giả bình dân “không hề đọc nổi một cuốn sách nhưng có thể kể vanh vách cuốn sách nào đang bán chạy” bằng cách tập trung chúi mũi vào tin tức giật gân nhằm kích hoạt trí tò mò của họ, những ám dụ kỳ thị vùng miền hay mục tử vi vô thưởng vô phạt có thể “áp dụng cho tất cả mọi người, từ cô nữ sinh 16 tuổi cho đến bà cụ 80”.
Những chiêu trò của giới làm báo được Eco phơi bày đầy giễu nhại và hài hước. “Không phải tin tức làm nên tờ báo mà tờ báo làm nên tin tức” - Simei dõng dạc. Và nhiều lần tái khẳng định: “Chính chúng ta là những người tạo tin, và chúng ta cần biêt cách để nó tự nổi lên đằng sau những con chữ”.
Viết báo, không đơn giản là viết để chuyển tải sự thật mà còn là cắt ghép như thế nào để người đọc tự rơi vào ‘bẫy’, khám phá những điều nhà báo ám chỉ. “Cái ám chỉ lợi hại nhất là nêu ra những dữ kiện vốn chẳng có giá trị nào nhưng lại có thật, không phủ nhận được”. “Các cơ thể hồng hào của thiên thần là gì nếu không phải lớp vỏ bọc lừa dối khoác ngoài mọt bộ xương, cho dù có thuộc nơi thiên đàng đi nữa”.
“Sự thực còn vượt quá trí tưởng tượng và giờ chẳng ai có thể tưởng tượng điều gì nữa”
Song song với hành trình của tờ Ngày mai, những bí ẩn bên của Milano dần dần lật mở qua cuộc điều tra của Braggadocio - một cây bút có tiểu sử gia đình dính dấp đến phe phát xít, luôn hoài nghi và không bao giờ nhằm mắt tin vào bất cứ thông tin gì, trừ phi có bằng chứng hẳn hoi: “Báo chí dối trá, truyền hình dối trá, các nhà sử học cũng nối dối nốt”.
Bối cảnh châu Âu, cụ thể hơn là cách vận hành của thể chế, xã hội Ý từ sau chế độ độc tài Mussolini tan rã được tái hiện qua cuộc trò chuyện với tần suất ngày một nhiều và dày đặc thông tin giữa Colonna và Braggadocio.
Bên thắng cuộc không ngừng công kích, trừng phạt, xỉ vả bên thua cuộc, ca ngợi những huyền thoại đẫm lệ, hùng tráng mà không màn đến sự thật hoặc bỏ qua sự thật, không đủ bình tĩnh để kiểm chứng hay không muốn chấp nhận sự thật?
Những-thịt-da, máu mủ nhuộm đỏ quảng trường trong cơn hả hê của những ‘hung thần lên cơn khát’, những cái bóng ẩn dật của các phe phái, thiết chế chính trịnh cất giữ hàng loạt bí mật, bưng bít sự thật. Khiếp sợ thể chế, báo chí thời điểm đó cùng tiếp tay tung hê, đưa những thông tin rời rạc thay vì kiếm tìm và đi đến tận cùng của sự thật, của lịch sử.
Có gì ngạc nhiên đâu khi trong dòng chảy truyền thông được xác lập và bị chi phối bởi những mưu đồ kinh tế, chính trị, báo chí ngày càng rời xa hiện tại. Điều cốt lõi, sự thật ở đây là gì không quan trọng. Quan trọng là bạn tung nó ra vào thời điểm nào! Có không ít sự thật dễ dàng bị che lấp bởi nhiều thông tin khác, bởi đôi khi người ta cố tình thổi phồng một sự việc để giảm bớt sự chú ý vào một sự việc khác.
Khi vở kịch hạ màn thì một nhúm người lưu tâm chỉ còn biết há hốc mồm bởi: “sự thực còn vượt quá trí tưởng tượng và giờ chẳng ai có thể tưởng tượng điều gì nữa”. Và vỡ lẽ: “Chẳng có gì là mảng tối mảng sáng trong nghệ thuật Baroque nữa, tất cả đều được phơi bày dưới ánh sáng ban ngày, như thể được các họa sĩ theo trường phái Ấn Tượng vẽ vậy: nạn tham nhũng được dung thứ, mafia ngồi ngay trong nghị viện, trốn thuế ngay trong chính phủ, trong tù chỉ có lũ trộm chó trộm gà thôi”.
Sự thật đó biến kẻ cầm bút còn biết chút tự vấn thành những kẻ chạy trốn, đồng thời là những con ma thất bại, cay đắng như Maia, như Colonna, tự ủi an: “thanh thản mà chấp nhận sống trong nghi ngờ cái thế giới quanh mình. Cuộc đời là có thể chịu đựng được, miễn là phải biết tự hài lòng”.
Còn số đông ư? “Vẫn tiếp tục bầu cho bọn du côn vì họ sẽ chẳng tin vào BBC, hoặc bởi họ chẳng xem những chương trình như thế này vì còn đang dán mắt vào mấy chương trình lá cải”. Sự thật chua chát như Maia từng có lần thốt lên rằng: “Tôi chưa bao giờ hiểu được cái mốt nói lời chính thức xin lỗi là tín hiệu của sự nhún nhường hay trơ trẽn nữa: anh làm cái gì đó lẽ ra không được làm, rồi lên tiếng chính thức xin lỗi, thế là phủi tay coi như xong.”
Cái chết của một con người hay của một tờ báo
Cái chết không rõ nguyên do cuối truyện không chỉ là cái chết của một con người mà còn của một tờ báo, sự giãy chết của một xã hội thông tin chuộng những trò lố bịch, rẻ tiền, khước từ sự thật liên quan đến số phận con người.
Từ sau năm 1945 cho đến năm 1992, thời điểm tờ Ngày mai hoạt động, gần 50 đã trôi qua nhưng có vẻ như bản chất của nền báo chí Milano không hề thay đổi qua ám dụ ký hiệu của Umberto Eco “ngày mai - hôm qua”, “quá khứ - hiện tại” trong lời đề từ Eco mượn của nhà tiểu thuyết Anh - E. M. Forster “Only Connect”.
Kỷ nguyên mới ra đời, thông tin tràn ngập, thậm chí nhiễu loạn, sự hoài nghi ngày càng gia tăng tỷ lệ với khả năng tiếp cận sự thật. Chỉ có kết nối giữa quá khứ và hiện tại mới tạo nên tương lai, mới giảm thiểu được những thế hệ lạc loài, ngu muội.
Chỉ có lòng dũng cảm đón nhận sự thật dù trái tai và đầy đớn đau, người ta mới có quyền kỳ vọng vào một ngày mai tốt đẹp, một nền báo chí tốt đẹp, đứng về phía người bình dân, cùng khổ.