Tào tháo thánh nhân đê tiện - tập 9

Thể loại: Lịch Sử ;Truyện
Tác giả : Vương Hiểu Lỗi
  • Lượt đọc : 587
  • Kích thước : 2.79 MB
  • Số trang : 537
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 416
  • Số lượt xem : 1.901
  • Đọc trên điện thoại :
Tào Tháo tự Mạnh Đức là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Hoa, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Là người có công lớn trong việc dẹp loạn khăn vàng và Đổng Trác. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà Nho ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ. Tào Tháo còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.

Bộ tiểu thuyết Tào Tháo - Thánh Nhân Đê Tiện gồm 10 tập này là một bức tranh đầy đủ và toàn diện nhất về cuộc đời và con người của Tào Tháo. Ngay khi được xuất bản ở Trung Quốc bộ sách đã được độc giả đón nhận nhiệt liệt.

Tào Tháo là nhân vật có tính cách phức tạp và nhiều hình tượng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Vừa giảo hoạt gian trá, lại thẳng thắn chân thành; vừa khoan dung độ lượng, lại đa nghi khôn cùng; vừa hảo sáng, lại hẹp hòi; khí phách anh hùng, tình cảm dạt dào; hành động tàn nhẫn, tâm địa Bồ Tát. Tào Tháo là một nghệ nhân Biến Diện tài tình, lúc thì mang gương mặt này, thoắt cái lật sang gương mặt khác. Có thể hợp nhất những tính cách phức tạp như vậy trong một con người, là điều vô cùng khó, vậy mà tất cả những thứ ấy đều hội tụ nơi ông. Dường như con người Tào Tháo là tổng hòa của mọi mâu thuẫn trên thế gian.
***
Chân thực – sống động - mới mẻ Toàn thư về Tào Tháo - Nhân vật gây tranh cãi bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa
- TÁI BẢN ĐẾN LẦN THỨ SÁU NGAY TRONG THÁNG ĐẦU TIÊN PHÁT HÀNH -
Đây là một tác phẩm
- Ngay từ tập đầu tiên đã giật phăng bức màn lịch sử đầy bí ẩn bao trùm lên nhân vật vốn gây tranh cãi bậc nhất để phác họa thành công một Tào Tháo với hình tượng sống động, tràn đầy khí phách của đấng anh hùng hào kiệt.
- Bóc đi từng lớp vỏ hình mẫu của kẻ phản diện mà lịch sử đã khoác lên cho Tào Tháo trong suốt hơn một ngàn năm qua, đẩy lại phía sau sân khấu hình tượng kiêu hùng với tính cách phức tạp, sai khác sự thật lịch sử để phục dựng một nhân vật vĩ đại của lịch sử Trung Hoa.
- Lột tả chân thực thế giới nội tâm phong phú của nhiều nhân vật lịch sử đương thời.
- Dẫn dắt độc giả ngược dòng thời gian diện kiến những anh tài kiệt xuất trên con đường đi tìm nghệ thuật làm quan, đạo nghĩa làm người.

Về tác giả

Vương Hiểu Lỗi - Một “Thiên tài sử học” bí ẩn - đã dành hơn 10 năm nghiên cứu về Tào Tháo để viết nên bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử đồ sộ này.

Vương Hiểu Lỗi - Người chưa từng công khai lộ diện trước giới truyền thông Trung Quốc.

Vương Hiểu Lỗi - Được mệnh danh là “Phát ngôn viên cho Tào Tháo ở thế kỷ XXI”.
***
Tháng giêng năm Kiến An thứ mười tám (năm 213 sau Công nguyên), trọng trấn ở Trường Giang là Nhu Tu xảy ra một trận huyết chiến dữ dội, hai quân Tào, Tôn đã kịch chiến cả một buổi sáng. Dưới thế tấn công mạnh mẽ của quân Tào, đại doanh Giang Bắc của Tôn Quyền lâm vào thế vô cùng nguy ngập.
Trấn thủ đại doanh Giang Bắc là tiểu tướng Đông Ngô Công Tôn Dương, năm năm trước ông ta từng phò giúp Chu Du trong trận Xích Bích, tận mắt chứng kiến thảm bại của Tào quân. Ông ta vốn tưởng rằng Tào Tháo đã bị đánh gục không thể gượng dậy nổi, lại vừa mới kết thúc chiến sự ở Quan Trung, ắt hẳn tướng soái mệt mỏi, quân sĩ trì đốn, thế nên khi Tôn Quyền hỏi ai dám vượt lên phía bắc đóng doanh, ông ta tự cho mình vũ dũng, đứng ra nhận lấy nhiệm vụ gian khó này. Từ khi nhận lệnh đến nay, Công Tôn Dương đã hết sức tận tụy, ông ta không chỉ dựng được một tòa đại doanh ở Giang Bắc mà còn chiêu mộ được rất nhiều đồn dân về Giang Đông. Nhưng khi quân địch thế như hùm beo ào ào lao về phía doanh trại của mình, ông ta mới bừng tình: Tào Tháo đã thực sự thoát ra khỏi ám ảnh chiến bại năm xưa!
Mưa tên như đàn ong từ bốn phương tám hướng ào ào trút xuống doanh trại, tất cả quân tướng đều bị bắn thủng lỗ chỗ, dưới thì binh sĩ, trên thì Công Tôn Dương cũng bị trúng tên, ai nấy khắp người máu me bê bết, nhưng vẫn cố gắng gượng chịu đau để lao ra kháng cự. Dưới sự tấn công của trường thương đại kích, những chòi tên bên ngoài tường trại đều đã bị kéo đổ, các tướng sĩ đành phải dùng thân mình làm tường ngăn quân Tào. Nhưng cho dù khảng khái liều chết cũng không ích gì, Nhạc Tiến từ phía đông, Trương Liêu từ đằng tây, Tang Bá từ phía nam, Lý Điển ở hướng bắc, bốn cánh quân ào ào như sóng lao vào doanh trại, há có thủ thế được? Hy vọng duy nhất là viện quân ở phía bờ nam, nhưng trung quân của Tào Tháo đã khóa chặt phía bờ sông như thành sắt tường đồng, chiến thuyền Đông Ngô hoàn toàn không thể cập bờ.
Công Tôn Dương múa đao liều mình chém giết dưới mưa tên, lúc thì lao về bên trái cổ vũ tướng sĩ, lúc thì chạy sang bên phải chỉ huy bố phòng, khôi giáp đã cắm lỗ chỗ hơn mười mũi tên. Công Tôn Dương có thể gắng gượng được, nhưng chiến mã không thể chịu nổi, ông ta chỉ thấy dây cương ngày càng khó ghìm, cuối cùng khi tay vừa lơi ra thì cả thân hình đổ ập xuống đất; chiến mã bị trúng tên đau quá nhảy dựng lên, đạp chết hai binh sĩ rồi chạy thẳng ra ngoài cửa trại, bị quân Tào đâm chết tại trận. Công Tôn Dương lồm cồm bò ra từ đống tử thi, cuống cuồng nhìn quanh doanh trại tan nát - Kẻ chết còn nhiều hơn người sống, nhưng kẻ còn sống cũng chỉ còn lại nửa cái mạng, thân cô thế cô quần nhau với địch, viện binh thì không thể tới. Hết rồi, hết thật rồi!
Ông ta cắn răng tuốt bội kiếm ra khỏi vỏ:
— Kẻ nào không sợ chết mau theo ta phá vòng vây!
Thét xong bèn xông về phía trận tuyến của Tào quân, tuyệt đại đa số tướng sĩ hoặc đã chết, hoặc bị thương, chỉ còn lại vài trăm người cùng ông ta lao ra liều mạng. Tang Bá nhìn thấy thời cơ, bội kiếm trong tay khua một cái, hơn ngàn quân Tào tay cầm trường mâu nhất tề lao đến, Công Tôn Dương hết đâm trái lại chém phải, bỗng cảm thấy đau đớn khôn cùng - Cánh tay phải đang cầm bội kiếm đã bị quân Tào chặt bay. Máu tươi phun ra như suối, ông ta thảm thiết kêu lên, lại bị đâm thêm một thương vào đùi, rồi cả người đổ vật xuống vũng máu. Đám sĩ tốt Giang Đông lúc này ai nấy đều máu me bê bết, thân xác tàn tạ, thấy tướng quân chết rồi đều liều mạng đến cùng, biết rõ chỉ còn đường chết nhưng vẫn xông về phía Tào quân...
Trận chiến đã gần kết thúc, đại doanh Giang Bắc bị xóa sổ, toàn bộ binh mã của Công Tôn Dương bị tiêu diệt. Tướng sĩ quân Tào nhất tề hoan hô, nhưng Tào Tháo chỉ chậm rãi nhìn những thây xác la liệt trên mặt đất, gương mặt không nở một nụ cười. Có kẻ trói gô Công Tôn Dương đem đến trước mặt ông, gã tiểu tướng chỉ còn lại một tay này ngay cả tự vẫn cũng chẳng thể làm nổi, khuôn mặt trắng nhợt vì mất máu quá nhiều, vẫn cố nén đau run rẩy đứng đó nhất quyết không quỳ:
— Lão tặc chớ nên đắc ý, chúa công nhà ta sớm muộn sẽ lấy cái đầu chó của ngươi! Trượng phu Giang Đông thà đứng chết còn hơn quỳ sống!
Tào Tháo xua xua tay:
— Kẻ sĩ thà chết cũng không chịu nhục, sống mà tàn phế thế này cũng chẳng khác gì giày vò, mau giúp hắn đi.
Hứa Chử giơ ngọn thiết mâu đâm một nhát vào bụng ông ta, Công Tôn Dương đổ gục xuống đất, lúc sắp tắt thở miệng vẫn lầm bẩm:
— Thề giết... Tào... tặc...
— Mau xem kia! Chiến thuyền lớn quá!
Đám sĩ tốt bỗng nhiên nhao nhao cả lên. Tào Tháo ngước mắt về phía sông, trông thấy một chiếc thuyền lầu đang bơi đến. Chiếc thuyền lầu lớn nhất mà quân Tào nhìn thấy là chiến thuyền Tào Tháo tọa trấn trong trận Xích Bích, cao ba tầng, có thể chứa sáu bảy trăm người. Nhưng chiếc thuyền này lại có những năm tầng, từ xa nom tựa như một quả núi đang di chuyển trên sông, mạn trước thuyền cắm chiến kỳ của thủy quân Giang Đông. Còn ở phía sau có vô số chiến hạm, thuyền nhẹ đang lầm lũi tiến đến, giao tương hô ứng với đại trại kéo dài tới hơn mười dặm ở bờ đối diện. Tuy Chu Du đã không còn nữa, nhưng tiềm lực của Giang Đông không vì thế mà đình đốn, nâng cấp chiến hạm, mở rộng quân đội, lương thảo đầy đủ, tướng sĩ thiện chiến. Tào Tháo ý thức được rằng lần nam chinh này vẫn phải đối diện với một cuộc khổ chiến.
Đây là lần nam chinh thứ hai của Tào Tháo, nhưng mới là lần giao tranh trực tiếp đầu tiên giữa ông và Tôn Quyền. Để chuẩn bị cho trận quyết chiến này, Tào Tháo dường như đã điều động toàn bộ binh mã của trung quân và binh mã bố phòng mặt đông nam, tổng cộng hơn mười vạn, bày trận ở mạn bắc Nhu Tu, thậm chí còn chinh điều cả thủy quân đang bí mật huấn luyện trên biển đến để trợ trận. Phía Giang Đông thì càng không dám chậm trễ, Tôn Quyền tự mình thống soái các cánh quân của Tôn Du, Trần Vũ, Đổng Tập, Lã Mông, Chu Thái, Cam Ninh, Từ Thịnh, Chu Nhiên, binh mã thủy bộ tổng cộng có bảy vạn, bố phòng bờ nam sông Trường Giang. Hai nhà Tôn, Tào ở đối trận cách con sông, đại chiến chẳng mấy chốc sẽ bùng nổ...
Đánh nhau nửa ngày rồi lại cắm trại nửa ngày, đến khi mọi việc được sắp xếp thỏa đáng thì màu trời đã tối thẫm. Tướng sĩ Tào quân mệt nhọc cả ngày, ăn cơm xong liền ngả đầu chìm vào giấc ngủ, chỉ còn vài ngàn binh sĩ tuần tra vẫn cầm đuốc đi đi lại lại chỗ bờ sông để cảnh giới. Ngũ quan trung lang tướng Tào Phi vẫn chẳng thể yên giấc, trên tay cầm một bài thơ tuyệt cú thở than không ngớt:

Thanh xuân không trở lại,
Phú quý nào lần hai.
Thời tốt vụt qua mau,
Thân hóa bụi trần ai.
Hoàng tuyền cõi u minh,
Dạ đài đằng đẵng dài.
Khí lực đều đã tận,
Thần hồn không còn mãi.
Đồ nhắm bày la liệt,
Rượu ngon rót đầy bôi.
Đoái trông miền cố hương,
Chỉ thấy ngọn cỏ gai.

Thuộc bộ sách