Cùng với sự phát triển của đất nước, công nghiệp đóng tàu của nước ta đã có những bước đi mang tính chất đột phá: đảm bảo cung cấp các con tàu hàng 6500 DWT,12100 DWT... cho các công ty vận tải trong nước, chế tạo các con tàu 53.000 DWT xuất khẩu. Để phục vụ cho các bước phát triển đó, việc giáo dục đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đóng tàu đặt ra rất khẩn thiết, trong đó có việc nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ việc hội nhập, giao lưu với toàn bộ thế giới đóng tàu rộng lớn. Trước tình hình đó, nhóm Văn Phong chúng tôi đã chủ trương biên soạn một loạt sách phục vụ công nghiệp đóng tàu và hàng hải, trong đó có cuốn sách “Tiếng Anh - Kỹ Thuật Đóng Tàu”. Cuốn sách này viết theo kiểu giáo trình gồm 30 bài, bám sát trình tự đóng tàu kể từ thiết kế, lắp ráp vỏ tàu, lắp máy, trang thiết bị, trang bị điện, thiết bị hàng hải... tới khi thử tàu và bàn giao, kể cả việc làm hợp đồng đóng mới... Với mục đích hỗ trợ cho việc tự học, các bài học đều có mục giải nghĩa từ mới, chú giải các thành ngữ và các vấn đề ngữ pháp khó cần quan tâm. Cuối mỗi bài là bài dịch sang tiếng Việt để tham khảo và cuối sách có bằng vo- cabulary để tự kiểm tra vốn từ đã học. Kỹ thuật đóng tàu được trình bày trong cuốn sách là những vấn đề mới nhất, có dựa vào thực tế sản xuất hiện nay tại các nhà máy đang xây dựng và phát triển. Bởi vậy cuốn sách này có thể dùng làm tài liệu giảng dạy nâng cao nghiệp vụ hiện nay, làm tài liệu giảng dạy tại các trường...
Vì nội dung kỹ thuật đã được các tác giả bản ngữ Anh viết dễ hiểu như một tài liệu phổ biến kỹ thuật, nên cuốn sách cũng còn là một tài liệu tham khảo rộng rãi cho tất cả những ai quan tâm tới công nghiệp đóng tàu và hàng hải nước nhà.
Chúng tôi xin được trân trọng cảm ơn bà Linda Davis thuộc SNAME và bà Trương Bảo Ngọc thuộc trường Đại học Công trình Harbin đã cung cấp tài liệu để thực hiện cuốn sách này.
Quảng Ninh ngày 15 tháng 11 năm 2005
NHÓM VĂN PHONG
Chủ biên: Đỗ Thái Bình, thành viên SNAME
Vì nội dung kỹ thuật đã được các tác giả bản ngữ Anh viết dễ hiểu như một tài liệu phổ biến kỹ thuật, nên cuốn sách cũng còn là một tài liệu tham khảo rộng rãi cho tất cả những ai quan tâm tới công nghiệp đóng tàu và hàng hải nước nhà.
Chúng tôi xin được trân trọng cảm ơn bà Linda Davis thuộc SNAME và bà Trương Bảo Ngọc thuộc trường Đại học Công trình Harbin đã cung cấp tài liệu để thực hiện cuốn sách này.
Quảng Ninh ngày 15 tháng 11 năm 2005
NHÓM VĂN PHONG
Chủ biên: Đỗ Thái Bình, thành viên SNAME