Như hầu hết những tiểu thuyết khác của Kawabata, Tiếng núi cô đọng trong hơn 200 trang, và cũng được đăng từng mảng trên báo từ năm 1949. Đến 1954, sửa chữa lại và in thành truyện. Tính chất fragment, từng mảng, trở thành yếu tố cấu trúc chính trong tác phẩm và cũng là thủ pháp lắp ghép của tiểu thuyết hiện đại, với chủ đích đến gần đến sự thực hơn.
Tiếng núi, tuy được viết cùng thời với Ngàn cánh hạc, nhưng với một quan niệm khác Ngàn cánh hạc. Nếu Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc chiếu vào những chân dung phụ nữ, đặt trong bối cảnh xã hội Nhật Bản xa rời truyền thống, là những tiếng xưa gọi về hiện tại; thì Sơn âm, là tiếng núi vọng lên từ lòng đất, không mang quá khứ hiện tại, bỏ cả bối cảnh xã hội, để chỉ giữ lấy phần phi thời gian, chiếu thẳng vào nội tâm con người, một người đàn ông: Ogata Shingo.
Sơn âm là tiếng vọng trong tâm hồn những lão ông, chưa đủ già để an phận và đã qua thời trẻ để có thể xây dựng lại cuộc đời. Sơn âm cũng là ngọn đồi chôn những tạp âm chồng chất của cuộc sống bị dồn ép trong cõi không nói được, không thổ lộ được, của một kiếp người đã trọng tuổi.
Ông già cực kỳ nhậy cảm này, đặc biệt thính tai, đã nhận thấy những tín hiệu đãng trí, lãng tai của mình. Chúng ta đã thấy đôi mắt lạ lùng của Kawabata trong Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc, thì ở đây là sự tung hoành của đôi tai. Với độ nhạy cảm bất bình thường, suốt đời Shingo đã nghe, và cảm thấy tất cả âm thanh của cuộc sống chung quanh, từ tiếng hạt dẻ rơi trong bữa tiệc cưới, tiếng ngáy của người vợ già, đến tiếng sương rơi trên lá… Ở độ nhạy cảm như thế, cuộc sống tầm thường sẽ có một ý nghĩa khác thường…
Tiếng núi, tuy được viết cùng thời với Ngàn cánh hạc, nhưng với một quan niệm khác Ngàn cánh hạc. Nếu Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc chiếu vào những chân dung phụ nữ, đặt trong bối cảnh xã hội Nhật Bản xa rời truyền thống, là những tiếng xưa gọi về hiện tại; thì Sơn âm, là tiếng núi vọng lên từ lòng đất, không mang quá khứ hiện tại, bỏ cả bối cảnh xã hội, để chỉ giữ lấy phần phi thời gian, chiếu thẳng vào nội tâm con người, một người đàn ông: Ogata Shingo.
Sơn âm là tiếng vọng trong tâm hồn những lão ông, chưa đủ già để an phận và đã qua thời trẻ để có thể xây dựng lại cuộc đời. Sơn âm cũng là ngọn đồi chôn những tạp âm chồng chất của cuộc sống bị dồn ép trong cõi không nói được, không thổ lộ được, của một kiếp người đã trọng tuổi.
Ông già cực kỳ nhậy cảm này, đặc biệt thính tai, đã nhận thấy những tín hiệu đãng trí, lãng tai của mình. Chúng ta đã thấy đôi mắt lạ lùng của Kawabata trong Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc, thì ở đây là sự tung hoành của đôi tai. Với độ nhạy cảm bất bình thường, suốt đời Shingo đã nghe, và cảm thấy tất cả âm thanh của cuộc sống chung quanh, từ tiếng hạt dẻ rơi trong bữa tiệc cưới, tiếng ngáy của người vợ già, đến tiếng sương rơi trên lá… Ở độ nhạy cảm như thế, cuộc sống tầm thường sẽ có một ý nghĩa khác thường…