Vần thơ Việt Nam Dưới ánh sáng ngôn ngữ học

Tác giả : Mai Ngọc Chừ
  • Lượt đọc : 4
  • Kích thước : 26.35 MB
  • Số trang : 218
  • Đăng lúc : 7 tháng trước
  • Số lượt tải : 77
  • Số lượt xem : 514
  • Đọc trên điện thoại :
Cùng một đối tượng nghiên cứu có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở chuyện luận này, như tên gọi của nó, hiện tượng gieo vần trong thơ ca Việt Nam được xem xét chủ yếu từ góc độ ngôn ngữ học.
Trong một chuyên luận về thơ, người viết luôn luôn có ý thức dẫn ra càng nhiều càng tốt những câu thơ, bài thơ hay nhất, được nhiều độc giả biết đến. Ở một chừng mực nhất định, tác giả đã làm được điều đó. Tuy nhiên chuyên luận này bàn đến vần không phải chỉ đóng khung ở một số nhà thơ và một số bài thơ nổi tiếng, quen thuộc. Để có một cách nhìn đầy đủ và toàn diện về hiện tượng gieo vần trong cả một nền thơ đồ sộ của chúng ta, tác giả không thể không chú ý đến cả những câu thơ, bài thơ mà, đối với một số độc giả, có thể chưa thật "hay" nhưng lại là những câu thơ "có vấn đề", có những đặc điểm riêng, độc đảo trong cách hiệp vần.
Chuyên luận này trước khi dưa in, đã được nhiều vị giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ khoa học ngữ văn đọc và cho những nhận xét, góp ý bổ ích. Nhân dịp cuốn sách được ra mắt bạn dọc, chúng tôi xin chân thành cảm ơn giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Hồng (Viện hán nôm), giáo sư Đoàn Thiện Thuật, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, giáo sư Hoàng Thị Châu, phó tiến sĩ Hoàng Trọng Phiến, giáo sư Hà Minh Đức (Trường đại học tổng hợp Hà Nội), giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hàm Dương (Trường đại học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh), giáo sư Hoàng Tuệ, phó tiến sĩ Hoàng Cao Cương (Viện ngôn ngữ học), giáo sư Phạm Đức Dương (Viện đông nam Á), giáo sư Hoàng Trinh, giáo sư Nguyễn Văn Hoàn (Viện văn học), phó tiến sĩ Đặng Thị Lanh (Trường đại học sư phạm I Hà Nội).
Cuốn sách ra mắt bạn đọc được kịp thời là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Hội đồng khoa học khoa ngữ văn, Ban giám hiệu, phòng đào tạo Trường đại học tổng hợp Hà Nội và Ban giám đốc Nhà xuất bản đại học và giáo dục chuyên nghiệp. Các đồng chí Lương Văn Đang - tổng biên tập, Lê Ngọc Y và Vũ Thủy Anh - biên tập viên đã có nhiều đóng góp tích cực.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tất cả.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song cuốn sách khó tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp chân thành của bạn đọc, nhất là các em sinh viên, những đồng nghiệp tương lai, đối tượng phục vụ chính của cuốn sách này.