Hôm nay tôi sẽ chỉ cho quý vị biết những cách thức khác nhau để vượt qua năm triền cái vốn được xem là những chướng ngại lớn đối với rất nhiều hành giả (người hành thiền). Trước tiên, Tôi sẽ trích dẫn chính những lời của đức Phật ñể cho quý vị thấy tại sao việc vượt qua năm triền cái lại được xem là quan trọng.
Trong Aguttara Nikāya (Tăng Chi Kinh) đức Phật có nói:
"Có năm cấu uế của tâm, do bị các cấu uế này làm cho suy yếu tâm không dễ uốn nắn, không dễ sử dụng, không chói sáng và vững chắc, không thể tập trung tốt vào việc đoạn trừ các lậu hoặc Năm cấu uế ấy là gì? đó là: tham dục, sân hận, hôn trầm-thụy miên, trạo cử-hối quá, và hoài nghi.
Nhưng khi tâm được giải thoát khỏi năm cấu uế này, nó sẽ dễ uốn nắn, dễ sử dụng, chói sáng, vững chắc, và sẽ tập trung tốt vào việc ñoạn trừ các lậu hoặc. Bất cứ pháp gì có thể chứng đắc bằng thắng trí (tuệ căn) vị ấy có thể hướng tâm ñến pháp ấy, trong mỗi trường hợp, nếu các điều kiện đầy đủ, vị ấy sẽ có được khả năng để chứng đắc.
Trong một bài kinh khác của cùng cuốn sách (Aguttara Nikāya) đức Phật dạy như vầy:
‘Có năm chướng ngại và triền cái bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng.
Thế nào là năm?
‘Tham dục là một chướng ngại và triền cái, một pháp bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng. Sân hận…hôn trầm-thuỵ miên…trạo cử-hối quá… hoài nghi là những chướng ngại và triền cái, bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng.
‘Không vượt qua được năm chướng ngại này, vị Tỳ-kheo thiếu sức mạnh và năng lực như vậy, không thể biết được lợi ích của mình, lợi ích của người, và lợi ích của cả hai; vị ấy cũng không thể chứng đắc siêu nhân pháp, tri kiến thù thắng giúp cho sự chứng đạt thánh quả.
‘Nhưng khi một vị Tỳ-kheo đã vượt qua năm chướng ngại và triền cái, những bao phủ của tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng này, vị ấy có thể biết được lợi ích của mình, lợi ích của người, và lợi ích của cả hai; vị ấy sẽ có thể chứng ñắc siêu nhân pháp, tri kiến thù thắng giúp cho sự chứng đạt thánh quả.
Trong Aguttara Nikāya (Tăng Chi Kinh) đức Phật có nói:
"Có năm cấu uế của tâm, do bị các cấu uế này làm cho suy yếu tâm không dễ uốn nắn, không dễ sử dụng, không chói sáng và vững chắc, không thể tập trung tốt vào việc đoạn trừ các lậu hoặc Năm cấu uế ấy là gì? đó là: tham dục, sân hận, hôn trầm-thụy miên, trạo cử-hối quá, và hoài nghi.
Nhưng khi tâm được giải thoát khỏi năm cấu uế này, nó sẽ dễ uốn nắn, dễ sử dụng, chói sáng, vững chắc, và sẽ tập trung tốt vào việc ñoạn trừ các lậu hoặc. Bất cứ pháp gì có thể chứng đắc bằng thắng trí (tuệ căn) vị ấy có thể hướng tâm ñến pháp ấy, trong mỗi trường hợp, nếu các điều kiện đầy đủ, vị ấy sẽ có được khả năng để chứng đắc.
Trong một bài kinh khác của cùng cuốn sách (Aguttara Nikāya) đức Phật dạy như vầy:
‘Có năm chướng ngại và triền cái bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng.
Thế nào là năm?
‘Tham dục là một chướng ngại và triền cái, một pháp bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng. Sân hận…hôn trầm-thuỵ miên…trạo cử-hối quá… hoài nghi là những chướng ngại và triền cái, bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng.
‘Không vượt qua được năm chướng ngại này, vị Tỳ-kheo thiếu sức mạnh và năng lực như vậy, không thể biết được lợi ích của mình, lợi ích của người, và lợi ích của cả hai; vị ấy cũng không thể chứng đắc siêu nhân pháp, tri kiến thù thắng giúp cho sự chứng đạt thánh quả.
‘Nhưng khi một vị Tỳ-kheo đã vượt qua năm chướng ngại và triền cái, những bao phủ của tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng này, vị ấy có thể biết được lợi ích của mình, lợi ích của người, và lợi ích của cả hai; vị ấy sẽ có thể chứng ñắc siêu nhân pháp, tri kiến thù thắng giúp cho sự chứng đạt thánh quả.