Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Diệu Của Colombo

Tác giả : Paolo Emilio Taviani
  • Lượt đọc : 436
  • Kích thước : 6.59 MB
  • Số trang : 319
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 418
  • Số lượt xem : 2.476
  • Đọc trên điện thoại :
Ngày 12 tháng 10 năm 1492, lần đầu tiên đặt chân lên bãi cát trắng mịn của đảo nhỏ Guanahani, nay là đảo San Salvador, thuộc quần đảo Bahamas ở Trung Mỹ, Cristoforo Colombo, nhà hàng hải người Genova ngỡ ngàng trước một thiên nhiên hùng vĩ và một cộng đồng thổ dân khác lạ: Tất cả - đàn bà cũng như đàn ông - đều ở truồng. Thân thể của họ được sơn màu xám, màu trắng, màu đỏ, hoặc các màu khác. Sơn toàn thân, hoặc chỉ sơn mặt, có người sơn cả hai mắt, hoặc chỉ sơn mũi.

Colombo đã ghi như vậy trong Nhật ký hành trình của ông, với một thái độ ngạc nhiên.

Tiếp đó, đoàn thám hiểm đặt chân lên các đảo khác lân cận, lớn hơn, như: Haiti, Cuba, Jamaica, Puerto Rico... Một thế giới kỳ lạ tiếp tục mở ra trước mắt họ, nhưng họ vẫn không thể nào hiểu ra rằng: đây là một lục địa mới, một lục địa thứ tư, sau ba lục địa cũ - châu Âu, châu Phi và châu Á - mà “Thế giới Cũ” đã biết.

Giong thuyền đi thẳng về hướng tây, nơi mặt trời lặn, trong suốt thời gian vượt Đại Tây Dương, đầu óc Colombo chỉ chăm chăm một điều tin tưởng là có thể tới được phương Đông, nơi mặt trời mọc, để tiếp cận với Cataio (Trung Quốc) và Cipango (Nhật Bản). Tình cờ đụng phải các đảo miền biển Trung Mỹ, Colombo đã tưởng ngay rằng ông đã tới gần India (Ấn Độ) và ông đã gọi chung các thổ dân khác nhau của vùng này là Indiani; từ này ngày nay chỉ những thổ dân da đỏ. Và cho đến tận cuối đời Colombo vẫn yên trí như vậy. Điều đó rất dễ hiểu. Với vốn tri thức học được từ các nhà địa lý học, các nhà vũ trụ học, các nhà vẽ bản đồ ở thời đại ông, cộng thêm kinh nghiệm hàng hải, dù là phong phú của bản thân ông, Colombo vẫn không thể nào hình dung được rằng “Biển cả đen tối” từng làm khiếp sợ những nhà hàng hải dũng cảm nhất, còn che dấu một lục địa rộng mênh mông, trải dài từ Bắc cực đến Nam cực. Chỉ nội một điểm ấy, phần quả đất mới được phát hiện cũng đã xứng đáng với cái tên “Thế giới Mới”.