Dân Tộc Và Tôn Giáo Trung Quốc

Tác giả : Trịnh Tây
  • Lượt đọc : 2
  • Kích thước : 20.05 MB
  • Số trang : 160
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 294
  • Số lượt xem : 1.672
  • Đọc trên điện thoại :
Đối với đất nước Trung Quốc có lịch sử văn minh 5000 năm mà nói, chiến tranh Nha phiến năm 1840, giống như một chiếc rìu lớn sắc bén đã vung lên thô bạo, chặt đứt lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Từ đó về sau, các yếu tố hiện đại phương Tây đã lũ lượt đổ về Trung Quốc. Trung Quốc bước vào thời lịch sử cận đại. Nhưng cũng từ đó, đất nước Trung Quốc đã thay đổi toàn diện.
Quy luật chủ đạo của lịch sử cận đại Trung Quốc chính là sự hấp thu tự giác và không tự giác văn hóa của phương Tây. Cuối thế kỷ XIX, trong những khái niệm phương Tây mà người Trung Quốc tiếp nhận, có một từ vựng, chính là “dân tộc” (Nation, Nationality). Trên thực tế, đối với sự dẫn mở về ý nghĩa của từ “dân tộc” theo phương Tây, là một trường hợp giàu kịch tính, có thể giúp chúng ta hiểu được người Trung Quốc đối diện với truyền thống của mình và sự hiện đại của phương Tây, trong rất nhiều ngộ nhận và phức tạp đã hoàn thành quá trình tiếp xúc và giao thoa giữa hai nền văn hóa.
Natio vốn là tiếng Latinh, nghĩa của nó là “nơi sinh ra”, “nơi chôn rau cắt rốn". Thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư bản châu Âu đang mau chóng lớn mạnh, giai cấp tư bản mới nổi đã biến từ vựng Natio cổ xưa trở thành một từ vựng mang hàm nghĩa văn hóa, mang tính thống nhất trong đời sống kinh tế, và mang tính ngôn ngữ chung ở mọi khu vực, coi nó là một vũ khí lợi hại để chống lại chế độ phong kiến. Năm 1789, nhà truyền giáo người Pháp Aurelius Augustinus đã sử dụng từ Nationalism (chủ nghĩa dân tộc) để chỉ lực lượng xã hội đã lật đổ thể chế quân chủ phong kiến. Dưới khẩu hiệu “One Nation, one State” (Một dân tộc, một quốc gia), giai cấp tư sản mới nổi đã phát động thành công một loạt cuộc cách mạng xã hội; đến năm 1871, khi cách mạng giai cấp tư sản châu Âu kết thúc, một nhóm quốc gia có một dân tộc thuần nhất đã hình thành. Như thế, quan niệm dân tộc (Nation) và quốc gia (State) của châu Âu cận đại đã hoàn thành thực tiễn lịch sử của nó.
Đây chính là lý luận “dân tộc – quốc gia” của thời cận đại phương Tây. Điều quan trọng là lý luận cốt lõi của nó: “Dân tộc (Nation) nằm trong hình thái của quốc gia”.
Sau đó, chủ nghĩa tư bản châu Âu đã tiến hành cuộc chinh phạt thực dân trên phạm vi toàn thế giới, phát triển lý luận “dân tộc – quốc gia” ra tận bên ngoài châu Âu. Nhưng khi quan niệm này được truyền bá đến Trung Quốc, thì Trung Quốc đã là một quốc gia đa dân tộc thống nhất tồn tại hơn 2000 năm. Đem khái niệm “dân tộc” và lý luận “dân tộc – quốc gia” mang ý nghĩa cận đại phương Tây đặt vào trong bối cảnh văn hóa lịch sử của Trung Quốc, sẽ dẫn đến những hiểu lầm gì?

Thuộc bộ sách