Di truyền học

Tác giả : Phạm Thành Hổ
  • Lượt đọc : 1.288
  • Kích thước : 13.65 MB
  • Số trang : 618
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 699
  • Số lượt xem : 5.142
  • Đọc trên điện thoại :
Di truyền học ra đời năm 1900, đến nay đã hơn 100 tuổi. Suốt thế kỉ 20, Di truyền học đã phát triển nhanh như vũ bão : trong 50 năm đầu, cứ 10 năm có một phát minh lớn và sau đó khoảng cách rút lại còn 2 năm. Sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của tinh di truyền đã có vai trò cách mạng hóa đối với sinh học. Đặc biệt trong 25 năm vừa qua, kể từ khi phát minh ra kĩ thuật di truyền, nhiều vấn đề sinh học trước đây tưởng chừng khó với tới thì nay đã có những bước tiến quan trọng. Nhờ đó, CÓ sự thống nhất giữa các nghiên cứu sinh học : từ gen đến protein và tiếp theo là sinh hóa - sinh lí của tỉnh trạng. Chưa bao giờ sự hiểu biết về bộ gen của nhiều sinh vật và nhất là của bộ gen người được chi tiết như hiện nay. Sự tích lũy một khối lượng kiến thức khổng lồ đã đưa đến nhiều thay đổi căn bản trong tư duy và phương pháp luận của Di truyền học nói riêng và Sinh học nói chung.
Di truyền học có nhiều ứng dụng hết sức to lớn cho thực tiền sản xuất của xã hội loài người như “cách mạng xanh” vào những năm 1960 và “cách mạng công nghệ sinh học” hiện nay. Các ứng dụng của công nghệ di truyền tạo nên hàng loạt chuyển đổi sâu sắc trong các chiến lược phát triển của y dược học, trồng trọt, chăn nuôi và nhiều lĩnh vực khác. Sự kết hợp kĩ thuật đi truyền với các lĩnh vực khoa học hàng đầu như tin học và hóa tổ hợp (combinatorial chemistry) sẽ mở ra triển vọng ứng dụng to lớn đến mức khó lường. Quyền lực cải biến sinh giới và cả bản thân mình của con người chưa bao giờ mạnh như hiện nay. Việc kéo dài tuổi thọ và sự “bất tử” của con người không còn là vấn đề viễn tưởng. Do vậy, các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nhận được nguồn kinh phí lớn nhất (ví dụ, Mĩ đang chi 3 tỉ USD cho công trình bộ gen người hay sẽ cấp kinh phí 13 tỉ USD cho NIH (National Institute of Health) trong năm 1998).
Bên cạnh những thành tựu to lớn, các thí nghiệm di truyền học đồng thời gây cho nhân loại nhiều nỗi lo âu. Ủy ban Quốc tế về Đạo lí sinh học của UNESCO kêu gọi “bảo vệ sự toàn vẹn của bộ gen người".
Trong bối cảnh đó của sự phát triển di truyền học, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, các sách về di truyền học ở nước ta còn quá ít và có khoảng cách khá xa về thông tin so với những thành tựu trên thế giới. Trên cơ sở nguồn thông tin tương đối cập nhật (nhiều sách tham khảo từ những năm 1990 đến 1997), ngoài những kiến thức căn bản có tính chất kinh điển, chúng tôi cố gắng trình bày trong quyển “Di truyền học” này các quan điểm hiện đại, một số kĩ thuật mới, nhiều thành tựu ngoạn mục và triển vọng đầy hứa hẹn của môn học.
Sách được biên soạn vừa là giáo trình, vừa làm tài liệu. tham khảo. Do đó, chúng tôi cố gắng theo tinh thần :
Thứ nhất, các kiến thức được trình bày tương đối hệ thống và toàn diện. Thứ hai, giúp người đọc có phương pháp luận đúng về môn học để định hướng tốt cho hoạt động khoa học kĩ thuật. Thứ ba, cập nhật hóa các thông tin để nắm được phần nào các xu hướng phát triển chủ yếu trên thế giới.
Do khả năng có hạn, chúng tôi không tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến phê bình và đóng góp của các đồng nghiệp và người đọc để sách ngày càng được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn trước.