Em vui học toán

Thể loại: Toán Học
Tác giả : Nguyễn Tiềm
  • Lượt đọc : 582
  • Kích thước : 1.61 MB
  • Số trang : 113
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 232
  • Số lượt xem : 1.743
  • Đọc trên điện thoại :
MÔN TOÁN hiện nay chưa phải là môn học hấp dẫn đối với mọi học sinh, thậm chí nhiều em còn SỢ toán. Nhất là ở lứa tuổi học phổ thông cơ sở, khi bắt đầu tiếp xúc với những kiến thức toán học đòi hỏi phải tư duy trừu tượng, các em thường lúng túng, khó khăn.
Cho nên tìm cách nào để các em ham học là nỗi băn khoăn suy nghĩ của các giáo viên dạy toán và của các bậc phụ huynh học sinh. Làm sao dẫn dắt các em vào lĩnh vực này một cách nhẹ nhàng theo kiểu " vui mà học " như học lịch sử qua diễn ca ?
Quyển " EM VUI HỌC TOÁN "cuả tác giả NGUYỄN TIỀM - HỒNG QUÂN bằng lời văn giản dị, có vần và sinh động, tác giả đã làm cho môn học vốn hay bị coi là " khô khan " trở nên hấp dẫn ,dễ đi vào học sinh như một trò chơi, một câu đố vui.
Tất nhiên, biểu đạt một nội dung khoa học có những quy tắc chặt chẽ của nó bằng lối văn vần không phải dễ. Cho nên tin chắc bạn đọc cũng thông cảm với khó khăn đó của tác giả.
Nhờ tác giả — nhà giáo, bây giờ là nhà báo, đồng thời làm thơ — đã nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh và chương trình toán cấp phổ thông cơ sở, đặc biệt có nhiều tìm tòi thể hiện, nên các em học sinh có thêm niềm vui, hứng thú mới trong môn toán học.
Ở đây tác giả không diễn ca một cách " khô khan " các công thức toán (vì công thức, các em đã được học trong sách giáo khoa rồi) mà tác giả thể hiện với những tình huống, hoặc câu chuyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc và cách giải quyết... cốt gây ấn tượng để rồi khắc sâu kiến thức.
Trong bài "Chia phân số cho phân số " :
Có anh phân số nọ
Chia cho phân số kia
Loay hoay mãi chẳng ra
Chia không được, ngồi khóc !
Bà Tiên mới hiện ra
Ban ngay cho một phép :
Dấu nhân thay dấu chia
Phân số kia đảo ngược.
Mới xem tưởng tức cười
Nhưng " phép tiên " có khác
Thật thông minh tuyệt vời!
Điều này rất hợp với tâm lý các em : thích đọc truyện cổ tích, thường " mê " các " phép tiên ". Đọc bài này rồi, khi gặp tình huống tương tự " chia phân số cho phân số ", tôi tin chắc các em không thể quên được cái " phép tiên " mà mình đã có đề mang ra " làm phép " luôn: "Dấu nhân thay dẫu chia, phân số kia đảo ngược ". Như vậy, các em đã nắm vững công thức, đã thuộc bài một cách vui, nhẹ nhàng. Và vì vậy, hiệu quả nhận thức sẽ cao.
Đồng thời điều này cũng rất phù hợp với quy luật nhận thức của trẻ em : từ cụ thể sinh động đến tư duy trừu tượng.
Song song với việc cung cấp kiến thức toán học, tác giả còn khéo léo kết hợp nâng cao tính cảm, nhận thức về đạo đức cho các em một cách tự nhiên, sinh động.
Khi thi tế nhị; Sau khi giải quyết xong phần thực hành và Lý thuyết tìm diện tích, thể tích khối cầu, người mẹ trao cho con :
Thưởng con khối cầu nhỏ:
Quả ổi chín thơm ròn
Con ăn thể tích đó
Thơm thảo giữ trong lòng.
Thể tích khối cầu trừu tượng, được tác giả cụ thể hóa thành từng miếng ổi thơm ròn đang tan trong miệng chú bé, thấm đậm trên lưới, rồi vào lòng thành máu thịt... Dẫu ấn về công thức toán được khắc sâu, đồng thời tình cảm cũng trở nên đẹp đẽ: " Thơm thảo giữ trong lòng ".
có lúc lại hóm hỉnh : Sau khi trả lời bác thợ Xây về công thức tính chu vi, các hình, Hồng Quân được bác thợ " cười xòa khen ngoan " :
" Cậu ta khoái quá, xắn quần
Khuân gạch, xúc cát y chàng thợ xây "
" Học đi đôi với hành " kết hợp thật tự nhiên trong bài lục bát ngắn gọn.
Trong phần " Một Số bài toán vui ", các bài toán đều có tính chất nâng cao, đòi hỏi suy luận thông minh. Mới xem, có vẻ hơi khô, nhưng lý thú. Các thầy giáo nên tăng cường cho học sinh những loại bài toán này.
Trong tập sách, tác giả xếp xen vào một số bài thơ vui có nội dung vần với học toán, đề các em đọc thêm. Những bài thơ này hầu hết đã đăng trên các báo trung ương và thành phố, được các em thích thú như bài Thời gian không bỏ phí, Những võ sĩ trong khối hộp chữ nhật, Lớp học toán của vườn cây, Vịt con muốn giỏi toán, Tiếng cười mùa xuân...
Hiện nay các ngành khoa học, văn học, nghệ thuật... đang tìm cách " thậm nhập " vào nhau để tạo nên hiệu quả ngày càng cao.Việc làm của tác giả NGUYỄN TIỀM - HỒNG QUÂN rất đáng hoan nghênh.
Mở cuốn sách, chỗ thì ta gặp những tứ thơ ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, chỗ thì những đề toán vui, " thể thao" trí tuệ. Trong phần " Thơ của các nhà thơ giỏi toán ". tác giả lại " làm xiếc " bằng từ ngữ cho các em xem. (Em nhỏ nào mà chả thích xem xiếc ?).
Điều gì đã làm cho cuốn sách EM VUI HỌC TOÁN có sức hấp dẫn đối với cả người yêu thơ, yêu toán như vậy ? Tôi nghĩ, đó là lòng yêu mến các em học sinh, sự say mê của tác giả đối với toán học và văn học. Cuốn sách trở nên có ích đối với các em.
Tôi rất vui mừng giới thiệu cuốn " EM VUI HỌC TOÁN " với các em học sinh, hy vọng cuốn sách sẽ góp phần giúp các em học tốt hơn nữa môn toán — một môn khoa học cơ bản có vị trí quan trọng bậc nhất trong việc phát triển trí thông minh.