Gia Định thành thông chí hay Gia Định thông chí là một quyển địa chí của Trịnh Hoài Đức viết về miền đất Gia Định bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Quyển sách này ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định từ thờiNguyễn Hữu Cảnhvào kinh lược đất này từ năm1698cho đến những năm đầuthế kỷ 19. Gia Định hay Gia Định thành ban đầu vốn là tên gọi để dùng toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam.
Bộ sách được xem là một trong những công trình nghiên cứu đặc sắc nhất thờinhà Nguyễn, được người đương thời đánh giá cao và tin cậy vào độ sử liệu của chúng, và coi như một tác phẩm kinh điển và ở khía cạnh nào đó là tác phẩm chính thức về Nam Bộ dưới góc độ địa lý và lịch sử, quan lại Nam Bộ hầu như đều phải nắm rõ sách này[2]. Các sử gia triều Nguyễn đã dựa vào sách này để soạn các bộ:Đại Nam thực lục(Tiền biên),Đại Nam liệt truyện(Tiền biên),Đại Nam nhất thống chí(phần Lục tỉnh Nam bộ). Năm 1862, sau khithực dân Phápchiếm được ba tỉnh miền ĐôngNam kỳgồmGia Định,Định Tường,Biên Hòađã tổ chức biên dịch ngay sách này thành tiếng Pháp để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của họ. Tại Trung Quốc, sách này cũng được xuất bản cùng vớiLĩnh Nam trích quái, vàHà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phảnăm 1991 nhằm giúp hiểu rõ hơn về lịch sử di dân sang Việt Nam của người Trung Quốc vào đầu thờinhà Thanh.
Gia Định thành thông chílà sách đầu tiên mô tả kỹ lưỡng sông núi miền Nam, cũng như mô tả kỹ càng các khu vực hành chính Gia Định từ trấn, phủ tới thôn, lân; các sách địa chí đời sau, nhưĐại Nam nhất thống chíở đờiTự Đứccũng không mô tả kỹ hơn[5]. Tên các núi, sông được ghi bằng chữ Hán và chú thêm chữ Nôm, rất tiện lợi cho việc tra cứu, không như các sách địa chí từ thời Minh Mệnh trở về sau chỉ chép tên dịch nghĩa bằng chữ Hán, ví dụ Chợ Củi chép thành Sài Thị[5]. Trong chươngPhong tục, tác giả đã kỹ lưỡng trong việc chú giải cách phiên âm chữ Nôm của mình:Nếu gặp quốc âm hay tên địa phương thì cũng lấy trong sách chữ Hán có âm y hệt hay na ná rồi thêm vào trên đầu hay bên hông trái, khi thì bộ sơn để chỉ chữ thuộc núi non, bộ điểu thuộc chim chóc, bộ mộc thuộc cây cối, bộ thảo thuộc hoa cỏ...
Quyển sách này ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định từ thờiNguyễn Hữu Cảnhvào kinh lược đất này từ năm1698cho đến những năm đầuthế kỷ 19. Gia Định hay Gia Định thành ban đầu vốn là tên gọi để dùng toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam.
Bộ sách được xem là một trong những công trình nghiên cứu đặc sắc nhất thờinhà Nguyễn, được người đương thời đánh giá cao và tin cậy vào độ sử liệu của chúng, và coi như một tác phẩm kinh điển và ở khía cạnh nào đó là tác phẩm chính thức về Nam Bộ dưới góc độ địa lý và lịch sử, quan lại Nam Bộ hầu như đều phải nắm rõ sách này[2]. Các sử gia triều Nguyễn đã dựa vào sách này để soạn các bộ:Đại Nam thực lục(Tiền biên),Đại Nam liệt truyện(Tiền biên),Đại Nam nhất thống chí(phần Lục tỉnh Nam bộ). Năm 1862, sau khithực dân Phápchiếm được ba tỉnh miền ĐôngNam kỳgồmGia Định,Định Tường,Biên Hòađã tổ chức biên dịch ngay sách này thành tiếng Pháp để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của họ. Tại Trung Quốc, sách này cũng được xuất bản cùng vớiLĩnh Nam trích quái, vàHà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phảnăm 1991 nhằm giúp hiểu rõ hơn về lịch sử di dân sang Việt Nam của người Trung Quốc vào đầu thờinhà Thanh.
Gia Định thành thông chílà sách đầu tiên mô tả kỹ lưỡng sông núi miền Nam, cũng như mô tả kỹ càng các khu vực hành chính Gia Định từ trấn, phủ tới thôn, lân; các sách địa chí đời sau, nhưĐại Nam nhất thống chíở đờiTự Đứccũng không mô tả kỹ hơn[5]. Tên các núi, sông được ghi bằng chữ Hán và chú thêm chữ Nôm, rất tiện lợi cho việc tra cứu, không như các sách địa chí từ thời Minh Mệnh trở về sau chỉ chép tên dịch nghĩa bằng chữ Hán, ví dụ Chợ Củi chép thành Sài Thị[5]. Trong chươngPhong tục, tác giả đã kỹ lưỡng trong việc chú giải cách phiên âm chữ Nôm của mình:Nếu gặp quốc âm hay tên địa phương thì cũng lấy trong sách chữ Hán có âm y hệt hay na ná rồi thêm vào trên đầu hay bên hông trái, khi thì bộ sơn để chỉ chữ thuộc núi non, bộ điểu thuộc chim chóc, bộ mộc thuộc cây cối, bộ thảo thuộc hoa cỏ...