Trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay, thì vai trò của nhà quản trị ngày càng trở nên phức tạp, vì họ không chỉ chịu trách nhiệm lớn hơn mà còn có những áp lực ngày càng nhiều hơn. Những nhà quản trị cũng phải cảng đáng cả hai vai trò: quan hệ với lãnh đạo cấp trên và sâu sát với nhân viên dưới quyền để lãnh đạo họ cho có hiệu quả. Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và các kỹ năng cần thiết để giúp nhà quản trị ở các cấp điều hành doanh nghiệp có hiệu quả, đồng thời nhằm giúp các nhà quản trị vượt qua những trở ngại thường gặp nhất của đa số nhà quản trị mới vào nghề là sự thiếu hụt những kỹ năng và tài năng quản trị.
Môn học trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất gắn với nhiệm vụ của nhà quản trị trong điều hành các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Học xong môn học này sinh viên nắm chắc kiến thức và những kỹ năng thực hành quản trị kinh doanh, những hành trang và kinh nghiệm giúp cho sinh viên có thể thực hành nghiệp vụ kinh doanh ngay sau khi ra trường.
Kỹ năng quản trị là môn học mang tính thực hành, là cầu nối giữa các môn học có tính lý thuyết và các môn học kỹ năng sâu về từng mảng hoạt động quan trị kinh doanh cụ thể. Môn học kỹ năng quản trị được thiết kế theo phương pháp tương tác. Người học được phát triển các kỹ năng quản lý hiệu quả thông qua các hoạt động học tập hiện đại khác nhau như: thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, thông qua các trò chơi đóng vai, học tập kinh nghiệm từ các học viên khác, và làm việc trên cơ sở những kinh nghiệm, vấn đề của chính bản thân và doanh nghiệp của mình. Những thảo luận cơi mơ về các kỹ năng quan trị trên phương diện lý thuyết và thực tiễn còn giúp cho người học phát triển các kỹ năng cốt yếu của mình trong môi trường kinh doanh biên động như hiện nay, và đạt tới tính chuyên nghiệp cao hơn.
Môn học này không chỉ có giá trị cho các nhà quan trị kinh doanh trong công việc mà còn rất hữu ích trong cuộc sống của chính họ. Sau khi học xong môn học này, những người tham gia sẽ có khả năng đánh giá đúng khả năng của mình và biết cách làm thế nào để nâng cao kỹ năng quản trị cho mình và những người cộng sự của mình.
Thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ môn Quản trị doanh nghiệp đã tập trung biên soạn và xuất bản giáo trình môn học Kỹ năng quản trị lần đầu nhằm phục vụ cho dạy và học cho các hệ thuộc khối quản trị kinh doanh..
Giáo trình Kỹ năng quản trị lần đầu tiên xuất bản nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên các hệ dài hạn, tại chức, bằng đại học thứ 2 thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ và kỹ năng quản trị. Đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị không chỉ cho học viên hệ Cao học thuộc chuyên ngành của Khoa mà còn cho những nhà nghiên cứu, những người làm công tác thực tiễn kinh doanh và những ai quan tâm đến lĩnh vực quản trị doanh nghiệp hiện đại, và gia đình mình theo lối tư duy mới thời thế kỷ thứ 21.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng quán triệt quan điểm tiếp cận với những kiến thức mới trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp của thế giới, nhất là của các nước kinh tế phát triển. Mặt khác, chúng tôi cũng cố gắng chắt lọc những vấn đề cơ bản nhất, phù hợp nhất với nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tái bản lần này chúng tôi đưa thêm hai kỹ năng: là kỹ năng tạo động lực làm việc cho nhân viên và kỹ năng tiếp cận định lượng. Nội dung giáo trình gồm 17 chương chia làm 4 phần:
- Phần 1: Giới thiệu chung về kỹ năng quản trị, gồm 2 chương: Chương 1: Nhà quản trị, chương 2: Đại cương về kỹ năng quản trị
- Phần 2: Kỹ năng cá nhân. gồm 5 chương: chương 3: Kỹ năng quản lý bản thân, Chương 4: Kỹ năng quản lý thời gian, Chương 5: Kỹ năng quản trị stress, Chương 6: Kỹ năng tư duy sáng tạo, chương 7: Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân.
- Phần 3 Kỹ năng quan hệ con người, gồm 5 chương: Chương 8: Kỹ năng giao tiếp, Chương 9: Kỹ năng đàm phán. Chương 10: Kỹ năng trao việc và ủy quyền, Chương 11: Kỹ năng quan trị xung đột, Chương 12: kỹ năng tạo động lực làm việc.
- Phần 4: Kỹ năng chuyên biệt trong quản trị điều hành, gồm 5 chương: Chương 13: Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, Chương 14: Kỹ năng thiết kế các yếu tố thương hiệu, Chương 15: Kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, Chương 16: Kỹ năng phân tích tài chính, Chương 17:kỹ năng tiếp cận định lượng.
Giáo trình Kỹ năng quản trị được hoàn thành do kết quả lao động khoa học, nghiêm túc của tập thể giáo viên giảng môn kỹ năng quản trị thuộc Bộ môn Quản trị doanh nghiệp - Khoa Quản trị kinh doanh. Các tác giả trực tiếp biên soạn gồm:
PGS. TS. Ngô Kim Thanh, biên soạn chương 1, 2, 3, 8, 11, 12,13
TS. Nguyễn Thị Hoài Dung, biên soạn chương 10, 14
Ths. Trần Thạch Liên, biên soạn chương 16
Ths.Nguyễn Ngọc Điệp, biên soạn chương 9
Ths. Hoàng Thanh Hương, biên soạn chương 15
Ths.Đặng Kim Thoa, biên soạn chương 4,6,17
Ths. Lương Thu Hà, biên soạn chương 5, 11
Ths. Hà Sơn Tùng, biên soạn chương 7
Ths. Vũ Hoàng Nam, biên soạn chương 17
Ths. Đoàn Xuân Hậu, biên soạn chương 13
PGS.TS. Ngô Kim Thanh và TS. Nguyễn Thị Hoài Dung đồng chủ biên
Giáo trình được tái bản lần này, mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng và nhận được sự góp ý của nhiều giảng viên, học viên và Hội đồng khoa học song không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu và anh chị em sinh viên.
Môn học trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất gắn với nhiệm vụ của nhà quản trị trong điều hành các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Học xong môn học này sinh viên nắm chắc kiến thức và những kỹ năng thực hành quản trị kinh doanh, những hành trang và kinh nghiệm giúp cho sinh viên có thể thực hành nghiệp vụ kinh doanh ngay sau khi ra trường.
Kỹ năng quản trị là môn học mang tính thực hành, là cầu nối giữa các môn học có tính lý thuyết và các môn học kỹ năng sâu về từng mảng hoạt động quan trị kinh doanh cụ thể. Môn học kỹ năng quản trị được thiết kế theo phương pháp tương tác. Người học được phát triển các kỹ năng quản lý hiệu quả thông qua các hoạt động học tập hiện đại khác nhau như: thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, thông qua các trò chơi đóng vai, học tập kinh nghiệm từ các học viên khác, và làm việc trên cơ sở những kinh nghiệm, vấn đề của chính bản thân và doanh nghiệp của mình. Những thảo luận cơi mơ về các kỹ năng quan trị trên phương diện lý thuyết và thực tiễn còn giúp cho người học phát triển các kỹ năng cốt yếu của mình trong môi trường kinh doanh biên động như hiện nay, và đạt tới tính chuyên nghiệp cao hơn.
Môn học này không chỉ có giá trị cho các nhà quan trị kinh doanh trong công việc mà còn rất hữu ích trong cuộc sống của chính họ. Sau khi học xong môn học này, những người tham gia sẽ có khả năng đánh giá đúng khả năng của mình và biết cách làm thế nào để nâng cao kỹ năng quản trị cho mình và những người cộng sự của mình.
Thực hiện chủ trương đổi mới mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ môn Quản trị doanh nghiệp đã tập trung biên soạn và xuất bản giáo trình môn học Kỹ năng quản trị lần đầu nhằm phục vụ cho dạy và học cho các hệ thuộc khối quản trị kinh doanh..
Giáo trình Kỹ năng quản trị lần đầu tiên xuất bản nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên các hệ dài hạn, tại chức, bằng đại học thứ 2 thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ và kỹ năng quản trị. Đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị không chỉ cho học viên hệ Cao học thuộc chuyên ngành của Khoa mà còn cho những nhà nghiên cứu, những người làm công tác thực tiễn kinh doanh và những ai quan tâm đến lĩnh vực quản trị doanh nghiệp hiện đại, và gia đình mình theo lối tư duy mới thời thế kỷ thứ 21.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng quán triệt quan điểm tiếp cận với những kiến thức mới trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp của thế giới, nhất là của các nước kinh tế phát triển. Mặt khác, chúng tôi cũng cố gắng chắt lọc những vấn đề cơ bản nhất, phù hợp nhất với nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tái bản lần này chúng tôi đưa thêm hai kỹ năng: là kỹ năng tạo động lực làm việc cho nhân viên và kỹ năng tiếp cận định lượng. Nội dung giáo trình gồm 17 chương chia làm 4 phần:
- Phần 1: Giới thiệu chung về kỹ năng quản trị, gồm 2 chương: Chương 1: Nhà quản trị, chương 2: Đại cương về kỹ năng quản trị
- Phần 2: Kỹ năng cá nhân. gồm 5 chương: chương 3: Kỹ năng quản lý bản thân, Chương 4: Kỹ năng quản lý thời gian, Chương 5: Kỹ năng quản trị stress, Chương 6: Kỹ năng tư duy sáng tạo, chương 7: Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân.
- Phần 3 Kỹ năng quan hệ con người, gồm 5 chương: Chương 8: Kỹ năng giao tiếp, Chương 9: Kỹ năng đàm phán. Chương 10: Kỹ năng trao việc và ủy quyền, Chương 11: Kỹ năng quan trị xung đột, Chương 12: kỹ năng tạo động lực làm việc.
- Phần 4: Kỹ năng chuyên biệt trong quản trị điều hành, gồm 5 chương: Chương 13: Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, Chương 14: Kỹ năng thiết kế các yếu tố thương hiệu, Chương 15: Kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, Chương 16: Kỹ năng phân tích tài chính, Chương 17:kỹ năng tiếp cận định lượng.
Giáo trình Kỹ năng quản trị được hoàn thành do kết quả lao động khoa học, nghiêm túc của tập thể giáo viên giảng môn kỹ năng quản trị thuộc Bộ môn Quản trị doanh nghiệp - Khoa Quản trị kinh doanh. Các tác giả trực tiếp biên soạn gồm:
PGS. TS. Ngô Kim Thanh, biên soạn chương 1, 2, 3, 8, 11, 12,13
TS. Nguyễn Thị Hoài Dung, biên soạn chương 10, 14
Ths. Trần Thạch Liên, biên soạn chương 16
Ths.Nguyễn Ngọc Điệp, biên soạn chương 9
Ths. Hoàng Thanh Hương, biên soạn chương 15
Ths.Đặng Kim Thoa, biên soạn chương 4,6,17
Ths. Lương Thu Hà, biên soạn chương 5, 11
Ths. Hà Sơn Tùng, biên soạn chương 7
Ths. Vũ Hoàng Nam, biên soạn chương 17
Ths. Đoàn Xuân Hậu, biên soạn chương 13
PGS.TS. Ngô Kim Thanh và TS. Nguyễn Thị Hoài Dung đồng chủ biên
Giáo trình được tái bản lần này, mặc dù nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng và nhận được sự góp ý của nhiều giảng viên, học viên và Hội đồng khoa học song không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu và anh chị em sinh viên.