Giáo trình nguyên lý thông tin tương tự - số

Tác giả : Vũ Đình Thành
  • Lượt đọc : 155
  • Kích thước : 9.10 MB
  • Số trang : 282
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 57
  • Số lượt xem : 868
  • Đọc trên điện thoại :
Trong những năm qua, kỹ thuật viễn thông đã có những bước tiến không ngừng với tốc độ cực nhanh. Nhiều kỹ thuật và công nghệ mới đã ra đời và sau đó nhanh chóng trở nên lạc hậu khi những kỹ thuật tiến bộ hơn, có nhiều ưu điểm hơn lại được phát minh ra ngay sau đó. Đơn cử ví dụ về hệ thống điện thoại di động GSM, được phát minh và sử dụng chỉ trong vòng một chục năm trở lại đây, nay lại trở nên nhanh chóng lạc hậu so với hệ thống di động CDMA số vừa có số kênh liên lạc lớn, chất lượng tốt hơn và kèm theo nhiều dịch vụ hấp dẫn người sử dụng...
Trong lĩnh vực đào tạo về điện tử viễn thông, song song với các nguyên lý thông tin tương tự hoặc số cổ điển đã được khai thác và nghiên cứu trong nhiều giáo trình kinh điển, các tài liệu kỹ thuật vẫn phải luôn luôn được cập nhật bởi các nguyên lý mới về điều chế và truyền số, chẳng hạn kỹ thuật QAM, OFDM, kỹ thuật trải phổ,... Giáo trình "Nguyên lý thông tin tương tự - sở" được biên soạn nhằm mục đích cung cấp các kiến thức cơ sở về tín hiệu - phổ của các phương thức điều chế cổ điển (điều chế tương tự AM, FM, PM hoặc điều chế số ASK, FSK, PSK) và của các phương thức điều chế mới (điều chế và ghép kênh PCM, điều chế QAM, MSK...). Nội dung của giáo trình không nhằm phân tích kỹ thuật điều chế dưới quan điểm mạch điện và các thiết kế chi tiết, mà có định hướng tìm ra các mô hình toán học tổng quát cho các loại tín hiệu và phổ trước và sau điều chế, các ảnh hưởng của nhiều lên chất lượng thông tin, mối liên quan giữa xác suất thu sai tín hiệu với tỉ số tín hiệu nhiễu. Mô hình này có thể được sử dụng cho nhiều kiểu điều chế và giải điều chế khác nhau mà không làm thay đổi tính chất tổng quát của phương pháp.
Giáo trình có thể được sử dụng làm tài liệu học tập, giảng dạy chuyên ngành viễn thông hoặc làm tài liệu cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn. Giáo trình được xuất bản lần đầu tiên, có sự tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chắc chắn không tránh khỏi các thiếu sót. Tác giả luôn mong muốn tiếp nhận được những phản hỏi từ các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu, từ các giảng viên và sinh viên, về nội dung và hình thức của giáo trình để có thể hiệu chinh hoàn thiện hơn trong các lần xuất bản sau.