Giáo trình lý thuyết thống kê: ứng dụng trong quản trị và kinh tế

Tác giả : Hà Văn Sơn
  • Lượt đọc : 175
  • Kích thước : 9.55 MB
  • Số trang : 327
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 130
  • Số lượt xem : 944
  • Đọc trên điện thoại :
Là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn, cho nên thống kê đã trở thành một môn học cần thiết trong hầu hết các ngành đào tạo. Trong các chuyên ngành khối kinh tế-xã hội, Lý thuyết thống kê là một môn học cơ sở bắt buộc có vị trí xứng đáng với lượng thời gian đáng kể.
Cùng với chính sách mở cửa và sự phát triển của kinh tế thị trường chịu sự điều tiết của nhà nước, tình hình kinh tế – xã hội nước ta đã có nhiều chuyển biến. Trước đây công tác thống kê diễn ra chủ yếu trong khu vực kinh tế nhà nước, trong các cơ quan thống kê nhà nước để thu thập thông tin phục vụ cho việc quản lý kinh tế xã hội của các cơ quan chính quyền các cấp.
Hiện nay công tác thống kê đã được chú ý trong các doanh nghiệp ở tất cả các ngành. Việc sử dụng các phương pháp thống kê trở nên cần thiết và phổ biến. Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới, giáo dục đại học Việt Nam đang từng bước chuyển mình, và đào tạo thống kê cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Nhu cầu về một giáo trình thống kê vừa phù hợp với điều kiện giảng dạy và học tập hiện nay, vừa thống nhất với chương trình đào tạo thống kê khá chuẩn mực tại các nước đang tỏ ra cấp bách.
Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và đông đảo sinh viên các chuyên ngành khối kinh tế - xã hội, cũng như yêu cầu tham khảo của đông đảo cựu sinh viên và những người đang làm công tác thực tế, Bộ môn lý thuyết thống kê - thống kê kinh tế tổ chức biên soạn giáo trình Lý thuyết thống kê. Giáo trình này được xây dựng với định hướng ứng dụng trong kinh tế và quản trị theo xu thế hội nhập quốc tế. Với kinh nghiệm giảng dạy được tích lũy qua nhiều năm cộng với nỗ lực nghiên cứu từ các nguồn tài liệu phong phú, giáo trình biên soạn lần này có nhiều thay đổi và bổ sung để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đặt ra.
Tham gia biên soạn gồm có:
- ThS. Hà Văn Sơn, chủ biên, biên soạn các chương 6,7,8.
- TS. Trần Văn Thắng biên soạn chương 1.
- TS. Mai Thanh Loan biên soạn chương 5.
- ThS. Nguyễn Văn Trãi biên soạn chương 13.
- ThS. Hoàng Trọng biên soạn chương 2,3,9,10.
- ThS. Võ Thị Lan biên soạn chương 11,12.
- ThS. Đặng Ngọc Lan biên soạn chương 4.