Tây sương ký có chủ đề là câu chuyện tình duyên giữa nàng Thôi Oanh Oanh và thư sinh Trương Quân Thụy. Thôi Oanh Oanh là tiểu thư xinh đẹp, con gái của một vị tướng quốc. Khi bố chết, hai mẹ con nàng về quê, nhưng gặp loạn đành tạm lánh ở chùa Phổ Cứu, đất Bồ. Trương Quân Thụy, một thư sinh nghèo, cha mất sớm, vãn du sang đất Bồ chơi, khi ngoạn cảnh chùa đã gặp Oanh Oanh. Chàng đắm đuối trước sắc đẹp của nàng bèn tìm cách vào chùa xin trọ. Đêm đến, họ Trương ngâm thơ tỏ tình, Oanh Oanh họa lại. Khi Tôn phu nhân làm chay cho chồng thì Trương Quân Thụy cũng nhờ sư cụ của chùa thêm một phần lễ làm chay cho cha mình để có dịp gần Oanh Oanh.
Lại có một nhân vật mang tên Tôn Phi Hổ, vốn là thủ lĩnh thảo khấu đã đem quân bao vây chùa, đòi lấy Oanh Oanh. Thôi phu nhân tuyên bố ai giải vây được chùa sẽ gả con gái cho. Trương Quân Thụy bèn viết thư nhờ bạn là tướng quân Đỗ Xác đem binh tiến đánh và bắt được Tôn Phi Hổ.
Thôi phu nhân mở tiệc ăn mừng và tiệc có mời Trương Quân Thụy. Ai cũng tưởng là tiệc cưới, nhưng Thôi phu nhân lật hẹn, nói đã hứa gả cho cháu ngoại Trịnh Hằng, nên chỉ cho phép Oanh Oanh nhận Quân Thụy làm anh em. Cả Oanh Oanh và Trương Quân Thụy đều rất mực đau khổ, người hầu gái của Oanh Oanh mang tên Hồng nương cũng bất bình.
Sau buổi tiệc, Quân Thụy ốm tương tư, Oanh Oanh sai Hồng nương sang thăm. Khi ra về, Trương Quân Thụy viết thư nhờ Hồng nương đưa cho Oanh Oanh nhưng Hồng nương không dám đưa mà bỏ vào hộp nữ trang. Oanh Oanh vô tình đọc được, rất mừng nhưng lại tự ái mắng Hồng, rồi viết thư trả lời Trương Quân Thụy, sai Hồng nương mang sang. Do viết khi Oanh Oanh đang giận dữ, Hồng nương tưởng đó là thư Oanh Oanh cự tuyệt Quân Thụy nên đã an ủi Quân Thụy hết lời. Thế nhưng, sự an ủi đó lại càng khiến Quân Thụy tuyệt vọng. Chỉ đến khi giở thư ra, thấy đây bài thơ Oanh Oanh hẹn chàng ở mái phía Tây lúc trăng lên, họ Trương vui mừng liền hết bệnh.
Đêm hôm đó như đã hẹn Quân Thụy vượt tường đến mái Tây. Nhưng vì có Hồng theo bên cạnh nên Oanh Oanh thẹn thùng. Nàng trở mặt mắng chàng khiến chàng ngẩn người chẳng hiểu vì sao. Hồng nương cũng không rõ thực hay giả vờ, ngỏ ý tố cáo Quân Thụy với Thôi phu nhân nhưng bị Oanh Oanh ngăn lại. Về phòng, Quân Thụy lại trở bệnh nặng. Thôi phu nhân nghe tin sai Hồng nương đến thăm. Oanh Oanh cũng viết thư hẹn tối đến thăm. Từ đó Oanh Oanh và Trương Quân Thụy bí mật đi lại quan hệ với nhau như vợ chồng. Chuyện vỡ lở, Thôi phu nhân trách mắng Hồng nương, nhưng Hồng đã dùng lý lẽ thuyết phục phu nhân tác thành cho đôi trẻ. Bà nghe theo, nhưng bắt Quân Thụy phải vào kinh thi hội, đỗ đạt mới cho kết hôn. Hai người đau khổ chia tay nhau.
Quân Thụy thi đỗ trạng nguyên, vâng lệnh triều đình lưu lại kinh đô làm quan. Oanh Oanh vui mừng khôn xiết và mong ước tái ngộ. Nhưng Trịnh Hằng lại phao tin Quân Thụy đã lấy vợ khác. Thôi phu nhân định cho Trịnh Hằng cưới Oanh Oanh, nhưng Quân Thụy về kịp, nhờ tướng quân Đỗ Xác phân giải. Đỗ Xác đứng ra làm chủ hôn cho Quân Thụy và Oanh Oanh.
Thành tựu nổi bật nhất của Tây sương ký là thay đổi chủ đề tình yêu tuân thủ lễ giáo phong kiến và kết cục có tính chất bi kịch của Oanh Oanh truyện thành sự ca ngợi tình yêu nam nữ chân thành tha thiết, dám phá bỏ sự ràng buộc của lễ giáo, bền bỉ đấu tranh để có kết cục tốt đẹp về sau[1]. Theo Hội chân ký, khi giấc mơ qua rồi cũng là lúc cuộc tình ra đi. Nửa đường đứt gánh, chàng theo đường chàng lấy vợ, nàng theo đường nàng lấy chồng, trong khi đó Tây sương ký tình duyên hai người không đứt đoạn mà kết thúc có hậu. Tuy cách giải quyết mâu thuẫn vẫn là con đường khoa cử, công danh, nhưng tác phẩm vẫn là tiếng nói đả kích mạnh mẽ quan niệm "môn đăng hộ đối", "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" trong tình yêu và hôn nhân phong kiến, đề cao tự do yêu đương và tự do kết hôn.
Lời kịch của Tây sương ký tươi đẹp trong sáng, giàu ý thơ. Nhiều tiết đoạn, đối thoại biểu cảm như những bài thơ trữ tình. Tuy ảnh hưởng bút pháp, đề tài từ Oanh Oanh truyện và đặc biệt mang dấu ấn của Tây sương ký chư cung điệu nhưng Vương Thực Phủ đã gia công về nhiều mặt, phát triển và nâng cao truyện, lấp hết những chỗ sơ hở trong truyện, loại bỏ những chỗ rườm rà, làm cho tính cách nhân vật phát triển hợp lý hơn. Vương Thực Phủ cũng đã phát huy được sở trường của thể hí kịch cao độ trong việc đẩy mâu thuẫn, kịch tính của truyện lên cao trào, tính cách nhân vật trở nên rõ nét hơn, tâm lý miêu tả tế nhị hơn, ngôn ngữ kịch tinh luyện hơn.
***
Vương Thực Phủ là người Đại Đô, tư liệu về cuôc đời ông rất hiếm, sống đồng thời với Quan Hán Khanh hoặc sau đó một chút, là một văn nhân phong lưu, viết văn hay đẹp. Theo sách vở thì tác phẩm của ông có khỏang 123 vở, nổi tiếng nhất là Tây Sương Ky.
Nếu xét từ một tác phẩm riêng lẻ, Tây Sương Ký có một ảnh hưởng rất lớn trong tạp kịch đời Nguyên. Với quy mô to lớn gồm 5 quyển, miêu tả câu chuyện của một đôi trai gái cùng phấn đấu vươn tới tình yêu và hôn nhân tự do. Về mặt đề tài rất được yêu thích, mà khắc họa nhân vật cũng tài tình, tinh tế, ngôn ngữ tươi vui, lãng mạn, cảm động.
Vở kịch Tây Sương Ký, có nguồn gốc từ tiểu thuyêt truyền kỳ thời nhà Đường có tên Oanh Oanh truyện nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn bởi Tây sương ký chư cung điệu của Đổng Giai Nguyên đời nhà Kim sau đó dụng tâm vào từng tình tiết, từng thủ pháp nghệ thuật cộng thêm công sáng tác mà thành.
Vở kịch kể về mối tình của chàng Trương Quân Thụy và nàng Thôi Oanh Oanh. Nàng là con gái quan tướng quốc, tiểu thư khuê các kín cổng cao tường, không may cha chết, nàng và mẹ đưa linh cửu về quê. Nửa đường dừng lại quàn ở chùa Phổ Cứu để làm chay. Ơ đây Oanh Oanh gặp chàng học trò nghèo Trương Quân Thụy. Họ yêu nhau nhưng bị ngăn trở bởi bức tường môn đăng hộ đối. Chuyện không may xảy ra: chùa bị bọn cướp vây hãm, bà lớn- mẹ cảu Oanh Oanh, liền cầu xin ai giải cứu thì sẽ gả con cho. Trương nhận lời và nhờ bạn đến giải vây, nhưng bà nuốt lời khiến cả hai đau khổ. Trương tương tư ốm liệt giường, nhờ có cô người hầu là Hồng nương nhiêt tình giúp đỡ, họ vượt ra ngòai lễ giáo phong kiến đến với nhau. Sự việc vỡ lỡ, bà lớn đùng đùng nổi giận, cuối cùng nhờ có Hồng nương khéo léo khuyên can, bà đồng ý cho hai người lấy nhau với điều kiện Trương phải lên kinh ứng thí. Cuối cùng họ được đòan viên sau khi Trương đề danh bảng vàng.
Lên án lễ giáo phong kiến
Trong Tây Sương Ký chính những lễ giáo phong kiến đã ngăn cách tình yêu của đôi trẻ. Trương Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh mê nhau vì sắc, trọng nhau vì tài. Lẽ ra đã viết nên một câu chuyện tài tử giai nhân nếu không có bức tường gia phong lễ giáo cách trở.
Những lễ nghi bó buộc con người vào vòng khuôn phép, chế độ hôn nhân phong kiến không chấp nhận tự định chung thân. Mà trong cốt tủy chú trọng địa vị, phân biệt sang hèn nên nào có việc bà lớn (mẹ Thôi Oanh Oanh) đồng ý gả con mình cho Trương Quân Thụy thư sinh áo vải. Có thể nói, trong vở kịch này, nhân vật bà lớn là đại diện cho thế lực phong kiến bị tác giả lên án. Bà ta là một phu nhân quý tộc mang nặng trong mình những tư tưởng phong kiến, luôn xem trọng địa vị và quyền thế. Dường như, nhân vật này đã trở thành một điển hình cho việc bảo vệ đạo đức phong kiến. Những tư tưởng cổ hủ, cứng nhắc làm bà ta chỉ biết nghĩ đến môn đăng hộ đối khi bàn chuyện hôn nhân cho con gái. Vì Quân Thụy gia cảnh bần hàn mà nuốt lời hẹn ước, bắt Oanh Oanh nhận chàng làm anh. Bà răn dạy người ta không được làm gì ngoài những đức hạnh của tiên vương nhưng quay mặt đi lại nuốt lời, bội ước. Việc không gả con cho những chàng áo vải của bà ta che giấu bộ mặt hám lợi.
Tại đây, tác giả không chỉ đả kích những lễ giáo phong kiến mà còn nêu lên hiện thực của xã hộ bấy giờ. Nền kinh tế Nguyên triều phát đạt, sự phồn vinh của đời sống thành thị dẫn đến ngày càng nhiều người xem trọng đồng tiền. Tác giả vạch trần bà lớn là một người ngoan cố với những ý thức phong kiến; bên cạnh đó là bộ mặt tư lợi, hám tài của chính bản thân bà ta- con người chỉ trọng đồng tiền. Thông qua nhân vật này, tác giả lên án lễ giáo phong kiến nghiêm khắc không trọng tình người; đồng thời là sự suy tàn, mục ruỗng của chế độ phong kiến, những con người luôn miệng về lễ nghi gia giáo không thật coi trọng điều đó, họ chỉ mượn nó như một công cụ để làm cho bản thân trở nên “cao quý” mà thôi.
Lại có một nhân vật mang tên Tôn Phi Hổ, vốn là thủ lĩnh thảo khấu đã đem quân bao vây chùa, đòi lấy Oanh Oanh. Thôi phu nhân tuyên bố ai giải vây được chùa sẽ gả con gái cho. Trương Quân Thụy bèn viết thư nhờ bạn là tướng quân Đỗ Xác đem binh tiến đánh và bắt được Tôn Phi Hổ.
Thôi phu nhân mở tiệc ăn mừng và tiệc có mời Trương Quân Thụy. Ai cũng tưởng là tiệc cưới, nhưng Thôi phu nhân lật hẹn, nói đã hứa gả cho cháu ngoại Trịnh Hằng, nên chỉ cho phép Oanh Oanh nhận Quân Thụy làm anh em. Cả Oanh Oanh và Trương Quân Thụy đều rất mực đau khổ, người hầu gái của Oanh Oanh mang tên Hồng nương cũng bất bình.
Sau buổi tiệc, Quân Thụy ốm tương tư, Oanh Oanh sai Hồng nương sang thăm. Khi ra về, Trương Quân Thụy viết thư nhờ Hồng nương đưa cho Oanh Oanh nhưng Hồng nương không dám đưa mà bỏ vào hộp nữ trang. Oanh Oanh vô tình đọc được, rất mừng nhưng lại tự ái mắng Hồng, rồi viết thư trả lời Trương Quân Thụy, sai Hồng nương mang sang. Do viết khi Oanh Oanh đang giận dữ, Hồng nương tưởng đó là thư Oanh Oanh cự tuyệt Quân Thụy nên đã an ủi Quân Thụy hết lời. Thế nhưng, sự an ủi đó lại càng khiến Quân Thụy tuyệt vọng. Chỉ đến khi giở thư ra, thấy đây bài thơ Oanh Oanh hẹn chàng ở mái phía Tây lúc trăng lên, họ Trương vui mừng liền hết bệnh.
Đêm hôm đó như đã hẹn Quân Thụy vượt tường đến mái Tây. Nhưng vì có Hồng theo bên cạnh nên Oanh Oanh thẹn thùng. Nàng trở mặt mắng chàng khiến chàng ngẩn người chẳng hiểu vì sao. Hồng nương cũng không rõ thực hay giả vờ, ngỏ ý tố cáo Quân Thụy với Thôi phu nhân nhưng bị Oanh Oanh ngăn lại. Về phòng, Quân Thụy lại trở bệnh nặng. Thôi phu nhân nghe tin sai Hồng nương đến thăm. Oanh Oanh cũng viết thư hẹn tối đến thăm. Từ đó Oanh Oanh và Trương Quân Thụy bí mật đi lại quan hệ với nhau như vợ chồng. Chuyện vỡ lở, Thôi phu nhân trách mắng Hồng nương, nhưng Hồng đã dùng lý lẽ thuyết phục phu nhân tác thành cho đôi trẻ. Bà nghe theo, nhưng bắt Quân Thụy phải vào kinh thi hội, đỗ đạt mới cho kết hôn. Hai người đau khổ chia tay nhau.
Quân Thụy thi đỗ trạng nguyên, vâng lệnh triều đình lưu lại kinh đô làm quan. Oanh Oanh vui mừng khôn xiết và mong ước tái ngộ. Nhưng Trịnh Hằng lại phao tin Quân Thụy đã lấy vợ khác. Thôi phu nhân định cho Trịnh Hằng cưới Oanh Oanh, nhưng Quân Thụy về kịp, nhờ tướng quân Đỗ Xác phân giải. Đỗ Xác đứng ra làm chủ hôn cho Quân Thụy và Oanh Oanh.
Thành tựu nổi bật nhất của Tây sương ký là thay đổi chủ đề tình yêu tuân thủ lễ giáo phong kiến và kết cục có tính chất bi kịch của Oanh Oanh truyện thành sự ca ngợi tình yêu nam nữ chân thành tha thiết, dám phá bỏ sự ràng buộc của lễ giáo, bền bỉ đấu tranh để có kết cục tốt đẹp về sau[1]. Theo Hội chân ký, khi giấc mơ qua rồi cũng là lúc cuộc tình ra đi. Nửa đường đứt gánh, chàng theo đường chàng lấy vợ, nàng theo đường nàng lấy chồng, trong khi đó Tây sương ký tình duyên hai người không đứt đoạn mà kết thúc có hậu. Tuy cách giải quyết mâu thuẫn vẫn là con đường khoa cử, công danh, nhưng tác phẩm vẫn là tiếng nói đả kích mạnh mẽ quan niệm "môn đăng hộ đối", "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" trong tình yêu và hôn nhân phong kiến, đề cao tự do yêu đương và tự do kết hôn.
Lời kịch của Tây sương ký tươi đẹp trong sáng, giàu ý thơ. Nhiều tiết đoạn, đối thoại biểu cảm như những bài thơ trữ tình. Tuy ảnh hưởng bút pháp, đề tài từ Oanh Oanh truyện và đặc biệt mang dấu ấn của Tây sương ký chư cung điệu nhưng Vương Thực Phủ đã gia công về nhiều mặt, phát triển và nâng cao truyện, lấp hết những chỗ sơ hở trong truyện, loại bỏ những chỗ rườm rà, làm cho tính cách nhân vật phát triển hợp lý hơn. Vương Thực Phủ cũng đã phát huy được sở trường của thể hí kịch cao độ trong việc đẩy mâu thuẫn, kịch tính của truyện lên cao trào, tính cách nhân vật trở nên rõ nét hơn, tâm lý miêu tả tế nhị hơn, ngôn ngữ kịch tinh luyện hơn.
***
Vương Thực Phủ là người Đại Đô, tư liệu về cuôc đời ông rất hiếm, sống đồng thời với Quan Hán Khanh hoặc sau đó một chút, là một văn nhân phong lưu, viết văn hay đẹp. Theo sách vở thì tác phẩm của ông có khỏang 123 vở, nổi tiếng nhất là Tây Sương Ky.
Nếu xét từ một tác phẩm riêng lẻ, Tây Sương Ký có một ảnh hưởng rất lớn trong tạp kịch đời Nguyên. Với quy mô to lớn gồm 5 quyển, miêu tả câu chuyện của một đôi trai gái cùng phấn đấu vươn tới tình yêu và hôn nhân tự do. Về mặt đề tài rất được yêu thích, mà khắc họa nhân vật cũng tài tình, tinh tế, ngôn ngữ tươi vui, lãng mạn, cảm động.
Vở kịch Tây Sương Ký, có nguồn gốc từ tiểu thuyêt truyền kỳ thời nhà Đường có tên Oanh Oanh truyện nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn bởi Tây sương ký chư cung điệu của Đổng Giai Nguyên đời nhà Kim sau đó dụng tâm vào từng tình tiết, từng thủ pháp nghệ thuật cộng thêm công sáng tác mà thành.
Vở kịch kể về mối tình của chàng Trương Quân Thụy và nàng Thôi Oanh Oanh. Nàng là con gái quan tướng quốc, tiểu thư khuê các kín cổng cao tường, không may cha chết, nàng và mẹ đưa linh cửu về quê. Nửa đường dừng lại quàn ở chùa Phổ Cứu để làm chay. Ơ đây Oanh Oanh gặp chàng học trò nghèo Trương Quân Thụy. Họ yêu nhau nhưng bị ngăn trở bởi bức tường môn đăng hộ đối. Chuyện không may xảy ra: chùa bị bọn cướp vây hãm, bà lớn- mẹ cảu Oanh Oanh, liền cầu xin ai giải cứu thì sẽ gả con cho. Trương nhận lời và nhờ bạn đến giải vây, nhưng bà nuốt lời khiến cả hai đau khổ. Trương tương tư ốm liệt giường, nhờ có cô người hầu là Hồng nương nhiêt tình giúp đỡ, họ vượt ra ngòai lễ giáo phong kiến đến với nhau. Sự việc vỡ lỡ, bà lớn đùng đùng nổi giận, cuối cùng nhờ có Hồng nương khéo léo khuyên can, bà đồng ý cho hai người lấy nhau với điều kiện Trương phải lên kinh ứng thí. Cuối cùng họ được đòan viên sau khi Trương đề danh bảng vàng.
Lên án lễ giáo phong kiến
Trong Tây Sương Ký chính những lễ giáo phong kiến đã ngăn cách tình yêu của đôi trẻ. Trương Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh mê nhau vì sắc, trọng nhau vì tài. Lẽ ra đã viết nên một câu chuyện tài tử giai nhân nếu không có bức tường gia phong lễ giáo cách trở.
Những lễ nghi bó buộc con người vào vòng khuôn phép, chế độ hôn nhân phong kiến không chấp nhận tự định chung thân. Mà trong cốt tủy chú trọng địa vị, phân biệt sang hèn nên nào có việc bà lớn (mẹ Thôi Oanh Oanh) đồng ý gả con mình cho Trương Quân Thụy thư sinh áo vải. Có thể nói, trong vở kịch này, nhân vật bà lớn là đại diện cho thế lực phong kiến bị tác giả lên án. Bà ta là một phu nhân quý tộc mang nặng trong mình những tư tưởng phong kiến, luôn xem trọng địa vị và quyền thế. Dường như, nhân vật này đã trở thành một điển hình cho việc bảo vệ đạo đức phong kiến. Những tư tưởng cổ hủ, cứng nhắc làm bà ta chỉ biết nghĩ đến môn đăng hộ đối khi bàn chuyện hôn nhân cho con gái. Vì Quân Thụy gia cảnh bần hàn mà nuốt lời hẹn ước, bắt Oanh Oanh nhận chàng làm anh. Bà răn dạy người ta không được làm gì ngoài những đức hạnh của tiên vương nhưng quay mặt đi lại nuốt lời, bội ước. Việc không gả con cho những chàng áo vải của bà ta che giấu bộ mặt hám lợi.
Tại đây, tác giả không chỉ đả kích những lễ giáo phong kiến mà còn nêu lên hiện thực của xã hộ bấy giờ. Nền kinh tế Nguyên triều phát đạt, sự phồn vinh của đời sống thành thị dẫn đến ngày càng nhiều người xem trọng đồng tiền. Tác giả vạch trần bà lớn là một người ngoan cố với những ý thức phong kiến; bên cạnh đó là bộ mặt tư lợi, hám tài của chính bản thân bà ta- con người chỉ trọng đồng tiền. Thông qua nhân vật này, tác giả lên án lễ giáo phong kiến nghiêm khắc không trọng tình người; đồng thời là sự suy tàn, mục ruỗng của chế độ phong kiến, những con người luôn miệng về lễ nghi gia giáo không thật coi trọng điều đó, họ chỉ mượn nó như một công cụ để làm cho bản thân trở nên “cao quý” mà thôi.