Nam Âu công giáo

Tác giả : Will & Ariel Durant
  • Lượt đọc : 88
  • Kích thước : 12.23 MB
  • Số trang : 472
  • Đăng lúc : 6 tháng trước
  • Số lượt tải : 311
  • Số lượt xem : 1.073
  • Đọc trên điện thoại :
Phần X của bộ LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI, Rousseau và Cách mạng, đã được giới thiệu cùng bạn đọc ở Tập 1: Nước Pháp trước cơn đại hồng thủy. Sang đến Tập 2: Nam Âu Công giáo này, có thể nói chủ đề sẽ là Nam Âu trước cơn hồng thủy Cách mạng Pháp và Napoléon, vốn sẽ định hình lịch sử châu Âu và thế giới cho đến tận ngày nay.
Qua tập sách này, chúng ta có thể nhìn thấy diện mạo của các nước Nam Âu theo Công giáo La Mã với sự lớn mạnh của các nền quân chủ, chiếm ưu thế so với quyền lực của chế độ giáo hoàng La Mã, cùng những ảnh hưởng của phong trào Khai minh, những nỗ lực cải cách chính trị - xã hội - kinh tế và nguyên do thất bại của chúng. Có phải do các nhà lãnh đạo các nước này, mặc dù thành tâm cải cách, vẫn còn muốn ôm trọn lấy quyền hành? Có phải do dân chúng chưa được chuẩn bị để đón nhận các biện pháp cải cách cấp tiến? Có phải do nền kinh tế chưa phát triển tới giai đoạn tạo nên một giai cấp trung lưu tư sản đủ mạnh? Có phải do các thế lực phong kiến, tôn giáo, thậm chí truyền thống bảo thủ, vẫn còn quá mạnh mẽ? Hay do tất cả những điều này?
Bên cạnh bức tranh chính trị - xã hội nêu trên, các tác giả còn cho chúng ta thấy sinh hoạt văn hóa của Nam Âu Công giáo trong giai đoạn từ năm 1715 đến 1789, năm cuộc Cách mạng Pháp bùng nổ. Nổi bật trong thời kỳ này là sự hình thành và phát triển của thể loại nhạc kịch (opera) mà như Durant nói, là một sức mạnh lịch sử đã thực hiện cuộc chinh phục thứ ba của nước Ý đối với Tây Âu, sau những cuộc chinh phục của đế quốc La Mã và của Giáo hội Công giáo La Mã. Bên cạnh đó, thời kỳ lịch sử này cũng đã sản sinh ra các tên tuổi như Gluck, Haydn, và đặc biệt là Mozart. Ông là một thần đồng, một nhà soạn nhạc thiên tài mà các bản giao hưởng, các tổ khúc, cũng như các vở nhạc kịch luôn có mặt trong các chương trình hòa nhạc trên khắp thế giới từ lúc sinh thời của ông cho đến tận ngày nay. Hội họa cũng phát triển rực rỡ. Ngoài họa sĩ Ý Tiepolo, chúng ta còn gặp Francisco Goya, niềm kiêu hãnh của hội họa Tây Ban Nha lẫn phương Tây, với những sáng tác thuộc đủ thể loại: chân dung, lịch sử, tôn giáo, đời thường, và những “ngẫu hứng” ghi lại những hình ảnh tưởng tượng rùng rợn, u ám, luôn ám ảnh ông trong những năm cuối đời.
Cũng như trong các tập sách trước, trong quá trình dịch thuật chúng tôi có đưa vào một số chú thích ở cuối trang để bạn đọc tiện theo dõi.
Chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn nữa trong lần tái bản.

Tháng Một 2018
Dịch giả BÙI XUÂN LINH

Thuộc bộ sách