Ngoại Giao Chuyên Biệt: Hướng Đi, Ưu Tiên Mới Của Ngoại Giao Việt Nam Đến Năm 2030

Thể loại: Chính Trị
Tác giả : Vũ Lê Thái Hoàng
  • Lượt đọc : 282
  • Kích thước : 2.95 MB
  • Số trang : 390
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 161
  • Số lượt xem : 1.540
  • Đọc trên điện thoại :
Sau hơn ba thập niên đổi mới và hội nhập quốc tế, những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá là đã đạt đến mức độ của một quốc gia tầm trung (hay cường quốc hạng trung) trong quan hệ quốc tế xét theo 3 tiêu chí năng lực, chính sách và sự công nhận của quốc tế. Trong kết quả đáng phấn khởi này, có sự đóng góp đáng kể của chính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

Trong thời gian qua, các chính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam được thiết kế và triển khai theo trục chủ thể (Đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước, Đối ngoại Quốc hội, Đối ngoại Nhân dân), theo các nhóm đối tác (láng giềng khu vực, nước lớn, bạn bè truyền thống và các đối tác khác, đối ngoại đa phương), theo khuôn khổ (đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược theo lĩnh vực), theo trụ cột nội dung (ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa). Từ thực tiễn của hoạt động đối ngoại cũng như quan sát, học hỏi công tác ngoại giao của các nước ở cùng “cấp độ”, ngoại giao Việt Nam đã có một số tiền lệ và bước đầu thử nghiệm đi sâu vào một vấn đề/lĩnh vực chuyên biệt, cụ thể, phù hợp với thế mạnh và lợi ích của Việt Nam, tuy nhiên vẫn chủ yếu đặt trong tổng thể quan hệ với một số đối tác, một số diễn đàn đa phương mà chưa trở thành một định hướng đối ngoại chung mang tính hệ thống xuyên suốt, được triển khai đồng bộ, rộng khắp..., chưa tạo nên hiệu ứng tổng thể phục vụ hiệu quả cho lợi ích của đất nước. Ngoại giao chuyên biệt thực chất là tìm cách làm mới có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm, chọn chủ đề, phương thức, lĩnh vực mới phù hợp với lợi ích, thế mạnh quốc gia và xu thế của quốc tế để tối ưu hóa nguồn lực có hạn và phục vụ hiệu quả nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. Đây là một phương thức và công cụ sẽ mang lại nhiều lợi ích về chiến lược, an ninh, phát triển và vị thế cho một nước tầm trung như Việt Nam với 2 đặc tính cơ bản là lông ghép chính sách (giữa đối ngoại và các lĩnh vực chuyên ngành) và phối hợp triển khai (giữa Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện và các bộ, ngành, doanh nghiệp, địa phương).

Cuốn sách Ngoại giao chuyên biệt: Hướng đi, ưu tiên mới của Ngoại giao Việt Nam đến năm 2030 do tập thể tác giả là những người nghiên cứu, hoạt động trong ngành ngoại giao với TS. Vũ Lê Thái Hoàng làm chủ biên mang tính chất chuyên khảo, có thể sử dụng cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và tham khảo trong hoạch định chính sách, đồng thời cũng giúp bạn đọc đại chúng hiểu rõ hơn vai trò cụ thể của ngành ngoại giao trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Cuốn sách gồm 9 chủ đề/vấn đề/lĩnh vực chuyên biệt, liên quan đến các vấn đề như lòng tin trong quan hệ quốc tế, trung gian hòa giải hay các lĩnh vực như ngoại giao năng lượng, ngoại giao nước, ngoại giao y tế..., bổ sung một cách nhìn mới cho chính sách đối ngoại Việt Nam trong 10 năm tới, mang tính chọn lọc, gợi mở.

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Tháng 9 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

Sách liên quan