Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 - 1885

Tác giả : Yoshiharu Tsuboi
  • Lượt đọc : 3
  • Kích thước : 16.51 MB
  • Số trang : 379
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 264
  • Số lượt xem : 2.102
  • Đọc trên điện thoại :
Tôi trân trọng giới thiệu với đồng bào, đặc biệt là với sinh viên, giáo sư sử học, quyển sách Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, 1847 - 1885 của ông Yoshiharu Tsuboi - người Nhật Bản, giáo sư Đại học ở Đông Kinh. Tôi sẽ có dịp bình luận, đánh giả tác phẩm này. Bấy giờ tôi chỉ xin ghi mấy cầm tưởng đầu tiên khi đã đọc bản dịch ra tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Pháp - vốn là luận của tiến sĩ của Y.Tsuboi tại Đại học Khoa học xã hội ở Paris. Và thật cũng khó nói gì khác hơn, nhiều hơn lời Tựa cũng là lời Giới thiệu của nhà bác học Pháp Garges Condominas mà các học giả Việt Nam đều biết tiếng.
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam, Y. Tsuboi không phải là người Nhật duy nhất, đầu tiên. Ở Nhật Bản trước nay có nhiều người nghiên cứu Việt Nam. Có thể nói không sợ sai rằng người Nhật biệt Việt Nam nhiều hơn là người Việt biết Nhật Bản. Điều tôi muốn chú ý ở đây không phải là cái chậm trễ của ta so với bạn làng giềng; tôi muốn nói lên rằng tôi cảm thấy giáo sư Y.Tsuboi là một nhà nghiên cứu có tấm lòng yêu đất nước Việt Nam và trong dân tộc Việt Nam. Giáo sư không viết thẳng lời nào như vậy mà tình ý toát ra ở nhiều chương mục, từ toàn bộ cuốn sách. Viết về một đoạn suy đến trong lịch sử cận đại Việt Nam mà tác giả lại có tình ý như vậy, chở không phải khác, là quý biết mấy. Đa tạ ông bạn.
Giáo sư Y.Tsuboi chọn đề tài nghiên cứu - thời Tự Đức - là chọn rất đúng. G. Condominas gọi cũng rất đúng là một thời kỳ “mấu chốt" (périnde cruciale). Tôi cho rằng chọn đúng đề tài là yếu tố thành công đầu tiên. Thời kỳ này, lâu nay các nhà sử học Việt Nam cũng đã nhận thấy là mấu chốt, cũng đã ra sức nghiên cứu, vậy mà cho đến gần đây các nguồn tư liệu thiếu lắm, ở xa thì tay mình với tới chậm, ở gần thì kho tàng lưu trữ cơ bản còn như cánh đồng hoang ít thấy chân người. Lắm nhận định bất đồng, trái ngược nữa là khác. Nay giáo sư Y.Tsuboi vào cuộc là đúng với sự nhu cầu, sự mong đợi tiếng chuông mới, tia sáng thêm. Đầu thế kỷ 19, Việt Nam, Nhật Bản hình như chưa cách biệt nhau là mấy. Đến Tự Đức, thì thời kỳ này ở Việt Nam đại để cũng là thời kỳ Minh Trị ở Nhật Bản, hai nước đều phải “đối diện” với một loạt vấn đề. Thế mà, trước bão táp Âu Mỹ, nước Nhật Bản giữ vững độc lập và nhanh chóng trở thành cường quốc ngang hàng với các nước lớn mạnh Âu-Mỹ, còn nước Việt Nam thì suy đến không cửa chữa nổi, bị Pháp luậ áp, gặm dần, nuốt trọng, rốt cuộc trở thành thuộc địa, xiềng chân gông cổ cho đến đòi cái tên Việt Nam cũng biến mất khỏi bản đồ thế giới. Vì sao ? Nguyên nhân sâu xa nào ? Tất yếu chăng ? Cho đến nay, không phải tất cả các vấn đề lớn đều được giải đáp thỏa đáng. Giáo sư tiến sĩ Y.Tsuboi góp tia sáng của một người bạn nước ngoài. Và Y.Tsuboi ở cái thế của người rành rẽ hết sức về sự nghiệp duy tân của đất nước và dân tộc mình, về một thành công vang dội có một không hai ở Viễn Đông hỏi nửa sau thế kỷ 19, thì tự nhiên giáo sư như là có một cái chỗ đứng hết sức thuận lợi để quan sát thất bại thảm hại của Việt Nam, góp phần phát hiện các nguyên nhân của sự thất bại này so với các nguyên nhân của sự thành công kia. Trong quyển sách, tác giả tế nhị không nói lên sự so sánh đó mà kỳ trung thì có, cảm thấy được, và nhờ vậy phần nào các vấn đề được sáng tỏ thêm lên.