"Tâm bệnh học" giới thiệu tính phổ quát của các đề mục trong môn học tâm lý tâm thần, cũng như tính chuyên sâu và súc tích về các phần nội dung chuyên ngành, do đó nó sẽ là tập tài liệu tham khảo bổ ích cho các sinh viên và chuyên viên đang học tập, làm việc hoặc giảng dạy trong ngành tâm thần tâm lý.
Sách gồm 12 chương. Năm chương đầu đề cập đến những vấn đề tổng quát liên quan đến các khái niệm về lý thuyết, đánh giá, phân loại, chẩn đoán, và các phương pháp chữa trị các trường hợp rối loạn tâm lý tâm thần. Bảy chương sau trình bày đầy đủ chi tiết về các chứng bệnh tâm thần phổ thông thuộc mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già. Mỗi chương đều độc lập về nội dung, do đó độc giả sẽ không gặp trở ngại gì khi không muốn đọc theo đúng trình tự từng chương sách đã được sắp xếp.
***
Tâm bệnh học là môn học về những hiện tượng tâm lý bất thường (abnormal psychology), hay nói cụ thể hơn, đó là môn học về các chứng bệnh tâm thần (mental disorders), bao gồm những dấu hiệu và triệu chứng liên hệ. Nó là khoa nghiên cứu về các nguyên nhân, đặc tính, quá trình phát triển, phân loại, chẩn đoán và chữa trị những hành vi được cho là không bình thường hoặc là bệnh hoạn của một cá nhân hay một nhóm người. Tâm bệnh học là một môn khoa học thực nghiệm có hệ thống, được xây dựng và nghiên cứu qua một quá trình lâu dài với đầy đủ tài liệu, phòng thí nghiệm, sách giáo khoa và các chương trình giảng dạy chuyên nghiệp, song song với những bộ môn tâm lý khác trong các trường đại học. Nó là một nguồn kiến thức càng ngày càng được phát triển, và hiện nay đã trở thành một trong những bộ môn nghiên cứu và điều trị quan trọng trong lãnh vực y học trên toàn thế giới.
Những hiện tượng tâm bệnh, hay nói rộng ra là tất cả những hiện tượng tâm lý bất thường là những sự kiện vừa có tính cá nhân và vừa có tính tập thể, nghĩa là những hiện tượng đó có thể biểu hiện nơi một cá nhân và cũng có thể biểu hiện cùng lúc nơi cả một nhóm người. Những hiện tượng “điên tập thể” hay “cuồng tín tập thể” không phải là không từng được bàn đến trong lịch sữ nhân loại. Chẳng hạn, năm 1997 có 39 thanh niên nam nữ còn trẻ tuổi đã cùng nhau uống thuốc tự vận trong một tòa nhà sang trọng tại San Diego vì tin rằng sau khi chết họ sẽ được một dĩa bay từ một hành tinh xa lạ đến rước đi để được sống tại một thế giới khác tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Dù lý luận như thế nào trên phương diện lòng tin về tôn giáo, hiện tượng tự vận tập thể nầy rõ ràng rất kỳ lạ và hoàn toàn trái ngược với tâm lý chung trong cộng đồng nhân loại là ai cũng “ham sống sợ chết”.
Những hiện tượng tâm lý bất thường hay bệnh hoạn cũng có thể được phát hiện ở mọi tầng lớp trong bất kỳ xã hội nào, nghĩa là chúng không có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, già trẻ, chức quyền, trí thức hay ít học. Thống kê hằng năm của tổ chức y tế thế giới (WHO) đã tìm thấy hằng năm khoảng 1% số lượng cá nhân bị bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) được rãi đều trong mọi tầng lớp chủng tộc của mọi quốc gia, trong mọi lứa tuổi, giới tính, và trong tất cả các thành phần kinh tế khác nhau. Mặt khác, các hiện tượng tâm lý bất thường có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi thời kỳ, trong mọi nền văn hóa, và trong mọi hoàn cảnh. Đã có nhiều tài liệu và sách sử Đông Tây ngay từ thời cổ xưa để lại những ghi nhận về các trường hợp bệnh hoạn hay bất thường về cá tánh của một số nhân vật trong lịch sữ, cũng như đã kể lại các quan niệm của người xưa về cách thức chữa trị các bệnh tâm thần vào thới đó.
Tuy vậy, cũng cần nói rõ là không phải bất cứ hiên tượng tâm lý bất thường nào cũng được xem là những dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh tâm thần theo đúng định nghĩa của y học. Có những hiện tượng tâm lý bất thường rõ ràng là dấu hiệu của một căn bệnh. Ví dụ, một học sinh bị ám ảnh bởi một ý tưởng kỳ quặc và phi lý là có người luôn luôn theo dõi để ám hại mình cho đến mức cậu ta sợ quá phải bỏ học và tự giam hảm mình trong căn phòng riêng. Theo tâm bệnh học thì cậu thanh niên nầy đang trong cơn loạn thần cấp tính của căn bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, cũng có những hiện tượng tâm lý hiếm hoi, không tỏ ra bình thường đối với nhiều người, nhưng chúng vẫn không phải hoặc chưa phải là những dấu hiệu của một căn bệnh tâm thần. Ví dụ, trí thông minh ngoại hạn của một thần đồng (prodigy), sự đắm đuối đam mê của một khoa học gia, tính mơ mộng viễn vông, bốc đồng, và trác táng của một thi sĩ, hay cá tính vô luân của một nhà cai trị, v. v…. Những hiện tượng tâm lý như thế dù là bất thường nhưng, về mặt lâm sàng (clinical), vẫn không hoặc chưa được xem là bệnh hoạn nếu chúng không hoặc chưa có những tác động làm xáo trộn và rối loạn đến các chức năng sinh hoạt khác của cá nhân ấy. Ở một mức độ nào đó thì những hiện tượng tâm lý đặc thù như thế lại được xem là những chất liệu giúp cho cá nhân có thêm năng lực và nguồn cảm hứng cho những công việc của họ.
Nhưng thế nào là hiện tượng tâm lý bất thường? Làm sao để có thể khẳng định hiện tượng tâm lý nào là bình thường và hiện tượng tâm lý nào là bất thường? Có ranh giới rõ ràng giữa chúng để có thể phân biệt được không? Đây là vấn đề đã gây ra nhiều tranh cải. Thực tế cho thấy một hành vi được cho là bình thường hay bất thường phần lớn đều tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người, tùy thuộc vào tính chất của mỗi nền văn hóa, đặc điểm của mỗi thời đại, và điều kiện của mỗi hoàn cảnh riêng. Chẳng hạn, người phương Tây xem hành động không nhìn thẳng vào mắt đối tượng trong khi đang đối thoại là một cử chỉ bất bình thường, đáng nghi ngờ. Trái lại văn hóa Đông phương lại cho thái độ đó là rất bình thường, là một cử chỉ lễ độ, thể hiên sự tôn kính đối với người đối thoại. Một số bộ lạc trong 28 quốc gia ở châu Phi trước đây có tục lệ bắt buộc người con gái khi đến tuổi dậy thì phải tham dự một buổi lễ trong đó họ bị người trưởng tộc cắt một đường dao vào giữa âm đạo cho tươm máu để từ đó người con gái được thừa nhận là người phụ nữ trưởng thành. Ngược lại, văn hóa Đông phương cho rằng trinh tiết của phái nữ phải được giữ gìn cho đến khi lấy chồng mới là chuyện bình thường.
Vì thế sự phân biệt những hiện tượng tâm lý bình thường và những hiện tượng tâm lý không bình thường không thể được quan niệm một cách đơn giản như khi so sánh sự khác biệt giữa hai màu trắng và đen. Giữa hai hiện tượng bình thường và bất thường của tâm lý, trong nhiều trường hợp, không có ranh giới rõ ràng và dứt khoát để phân biệt. Có người cho rằng làn ranh giữa chúng được trải rộng như là khoảng thời gian kéo dài của một buổi hoàng hôn, nghĩa là kể từ lúc trời ngã về chiều, không ai biết rõ lúc nào là lúc bầu trời thật sự tối hẳn, mặc dù ngày và đêm là hai sự kiện rất dễ phân biệt.
Sách gồm 12 chương. Năm chương đầu đề cập đến những vấn đề tổng quát liên quan đến các khái niệm về lý thuyết, đánh giá, phân loại, chẩn đoán, và các phương pháp chữa trị các trường hợp rối loạn tâm lý tâm thần. Bảy chương sau trình bày đầy đủ chi tiết về các chứng bệnh tâm thần phổ thông thuộc mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già. Mỗi chương đều độc lập về nội dung, do đó độc giả sẽ không gặp trở ngại gì khi không muốn đọc theo đúng trình tự từng chương sách đã được sắp xếp.
***
Tâm bệnh học là môn học về những hiện tượng tâm lý bất thường (abnormal psychology), hay nói cụ thể hơn, đó là môn học về các chứng bệnh tâm thần (mental disorders), bao gồm những dấu hiệu và triệu chứng liên hệ. Nó là khoa nghiên cứu về các nguyên nhân, đặc tính, quá trình phát triển, phân loại, chẩn đoán và chữa trị những hành vi được cho là không bình thường hoặc là bệnh hoạn của một cá nhân hay một nhóm người. Tâm bệnh học là một môn khoa học thực nghiệm có hệ thống, được xây dựng và nghiên cứu qua một quá trình lâu dài với đầy đủ tài liệu, phòng thí nghiệm, sách giáo khoa và các chương trình giảng dạy chuyên nghiệp, song song với những bộ môn tâm lý khác trong các trường đại học. Nó là một nguồn kiến thức càng ngày càng được phát triển, và hiện nay đã trở thành một trong những bộ môn nghiên cứu và điều trị quan trọng trong lãnh vực y học trên toàn thế giới.
Những hiện tượng tâm bệnh, hay nói rộng ra là tất cả những hiện tượng tâm lý bất thường là những sự kiện vừa có tính cá nhân và vừa có tính tập thể, nghĩa là những hiện tượng đó có thể biểu hiện nơi một cá nhân và cũng có thể biểu hiện cùng lúc nơi cả một nhóm người. Những hiện tượng “điên tập thể” hay “cuồng tín tập thể” không phải là không từng được bàn đến trong lịch sữ nhân loại. Chẳng hạn, năm 1997 có 39 thanh niên nam nữ còn trẻ tuổi đã cùng nhau uống thuốc tự vận trong một tòa nhà sang trọng tại San Diego vì tin rằng sau khi chết họ sẽ được một dĩa bay từ một hành tinh xa lạ đến rước đi để được sống tại một thế giới khác tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Dù lý luận như thế nào trên phương diện lòng tin về tôn giáo, hiện tượng tự vận tập thể nầy rõ ràng rất kỳ lạ và hoàn toàn trái ngược với tâm lý chung trong cộng đồng nhân loại là ai cũng “ham sống sợ chết”.
Những hiện tượng tâm lý bất thường hay bệnh hoạn cũng có thể được phát hiện ở mọi tầng lớp trong bất kỳ xã hội nào, nghĩa là chúng không có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, già trẻ, chức quyền, trí thức hay ít học. Thống kê hằng năm của tổ chức y tế thế giới (WHO) đã tìm thấy hằng năm khoảng 1% số lượng cá nhân bị bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) được rãi đều trong mọi tầng lớp chủng tộc của mọi quốc gia, trong mọi lứa tuổi, giới tính, và trong tất cả các thành phần kinh tế khác nhau. Mặt khác, các hiện tượng tâm lý bất thường có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi thời kỳ, trong mọi nền văn hóa, và trong mọi hoàn cảnh. Đã có nhiều tài liệu và sách sử Đông Tây ngay từ thời cổ xưa để lại những ghi nhận về các trường hợp bệnh hoạn hay bất thường về cá tánh của một số nhân vật trong lịch sữ, cũng như đã kể lại các quan niệm của người xưa về cách thức chữa trị các bệnh tâm thần vào thới đó.
Tuy vậy, cũng cần nói rõ là không phải bất cứ hiên tượng tâm lý bất thường nào cũng được xem là những dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh tâm thần theo đúng định nghĩa của y học. Có những hiện tượng tâm lý bất thường rõ ràng là dấu hiệu của một căn bệnh. Ví dụ, một học sinh bị ám ảnh bởi một ý tưởng kỳ quặc và phi lý là có người luôn luôn theo dõi để ám hại mình cho đến mức cậu ta sợ quá phải bỏ học và tự giam hảm mình trong căn phòng riêng. Theo tâm bệnh học thì cậu thanh niên nầy đang trong cơn loạn thần cấp tính của căn bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, cũng có những hiện tượng tâm lý hiếm hoi, không tỏ ra bình thường đối với nhiều người, nhưng chúng vẫn không phải hoặc chưa phải là những dấu hiệu của một căn bệnh tâm thần. Ví dụ, trí thông minh ngoại hạn của một thần đồng (prodigy), sự đắm đuối đam mê của một khoa học gia, tính mơ mộng viễn vông, bốc đồng, và trác táng của một thi sĩ, hay cá tính vô luân của một nhà cai trị, v. v…. Những hiện tượng tâm lý như thế dù là bất thường nhưng, về mặt lâm sàng (clinical), vẫn không hoặc chưa được xem là bệnh hoạn nếu chúng không hoặc chưa có những tác động làm xáo trộn và rối loạn đến các chức năng sinh hoạt khác của cá nhân ấy. Ở một mức độ nào đó thì những hiện tượng tâm lý đặc thù như thế lại được xem là những chất liệu giúp cho cá nhân có thêm năng lực và nguồn cảm hứng cho những công việc của họ.
Nhưng thế nào là hiện tượng tâm lý bất thường? Làm sao để có thể khẳng định hiện tượng tâm lý nào là bình thường và hiện tượng tâm lý nào là bất thường? Có ranh giới rõ ràng giữa chúng để có thể phân biệt được không? Đây là vấn đề đã gây ra nhiều tranh cải. Thực tế cho thấy một hành vi được cho là bình thường hay bất thường phần lớn đều tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người, tùy thuộc vào tính chất của mỗi nền văn hóa, đặc điểm của mỗi thời đại, và điều kiện của mỗi hoàn cảnh riêng. Chẳng hạn, người phương Tây xem hành động không nhìn thẳng vào mắt đối tượng trong khi đang đối thoại là một cử chỉ bất bình thường, đáng nghi ngờ. Trái lại văn hóa Đông phương lại cho thái độ đó là rất bình thường, là một cử chỉ lễ độ, thể hiên sự tôn kính đối với người đối thoại. Một số bộ lạc trong 28 quốc gia ở châu Phi trước đây có tục lệ bắt buộc người con gái khi đến tuổi dậy thì phải tham dự một buổi lễ trong đó họ bị người trưởng tộc cắt một đường dao vào giữa âm đạo cho tươm máu để từ đó người con gái được thừa nhận là người phụ nữ trưởng thành. Ngược lại, văn hóa Đông phương cho rằng trinh tiết của phái nữ phải được giữ gìn cho đến khi lấy chồng mới là chuyện bình thường.
Vì thế sự phân biệt những hiện tượng tâm lý bình thường và những hiện tượng tâm lý không bình thường không thể được quan niệm một cách đơn giản như khi so sánh sự khác biệt giữa hai màu trắng và đen. Giữa hai hiện tượng bình thường và bất thường của tâm lý, trong nhiều trường hợp, không có ranh giới rõ ràng và dứt khoát để phân biệt. Có người cho rằng làn ranh giữa chúng được trải rộng như là khoảng thời gian kéo dài của một buổi hoàng hôn, nghĩa là kể từ lúc trời ngã về chiều, không ai biết rõ lúc nào là lúc bầu trời thật sự tối hẳn, mặc dù ngày và đêm là hai sự kiện rất dễ phân biệt.