Tam Quốc Chí - Tập 2: Thục Chí
Tam quốc chí là sử liệu chính thức về thời đại Tam Quốc, do sử gia Trần Thọ biên soạn hoàn chỉnh vào những năm cuối thế kỉ thứ ba, sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc chưa lâu, do đó các sự kiện lịch sử vẫn còn rất mới, truy tìm được rõ căn cứ tác giả ghi chép lại đầy đủ, chân thực, có gốc ngọn. Sách viết xong dâng lên Tấn Vũ đế, toàn sách có 66 thiên gồm (01 thiên Tự lục, nay đã thất truyền) và ba phần sử liệu riêng biệt: Ngụy thư (30 thiên), Thục thư(15 thiên), Ngô thư (20 thiên).
Trong thời kì này, lịch sử đan xen phức tạp, ba chính quyền riêng biệt song song cùng tồn tại. Sử liệu trong Tam quốc chí chia thành ba phần độc tập, không có quan hệ thống thuộc với nhau, mỗi phần tự đứng riêng đã thành sử liệu của một nước. mà hợp lại thành một cuốn sử chung cho ba nước. Viết sử ba nước mà phản ánh trọn vẹn, đầy đủ bản thể của từng quốc gia, viết đúng mực là một việc không hề dễ . Việc này Trần Thọ xử lí rất khéo, không hề mắc lỗi. Vì đã làm quan nhà họ Tấn, do đó ông lây triều đại nhường ngôi cho nhà Tấn là Tào Ngụy làm chính thông, điều này phù hợp với thực tế lịch sử, đảm bảo sự chính thống tuyệt đối của nhà Tấn, vương triều mà ông đang phụng sự. Mặt khác, ông cũng không viết truyện riêng về các nhân vật như Tư Mã Ý, Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu dù họ có vai trò cực lớn trong chính quyền Tào Ngụy, là để tôn trọng sự thống trị của vương triều đương thời. Bởi vậy, tuy Trần Thọ chép sử của ba nước, nhưng riêng có Ngụy Thư, được dành 4 thiên để chép phần "Bản kỷ", còn lại các phần Ngô Thư và Thục Thư chỉ viết thành "Liệt truyện" mà thôi, thế nhưng bộ sử Tam quốc chí vẫn đảm bảo được sự thống nhất, cân đối, hài hòa về kết cấu chương mục, được tin cậy.
Tam quốc chí là sử liệu chính thức về thời đại Tam Quốc, do sử gia Trần Thọ biên soạn hoàn chỉnh vào những năm cuối thế kỉ thứ ba, sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc chưa lâu, do đó các sự kiện lịch sử vẫn còn rất mới, truy tìm được rõ căn cứ tác giả ghi chép lại đầy đủ, chân thực, có gốc ngọn. Sách viết xong dâng lên Tấn Vũ đế, toàn sách có 66 thiên gồm (01 thiên Tự lục, nay đã thất truyền) và ba phần sử liệu riêng biệt: Ngụy thư (30 thiên), Thục thư(15 thiên), Ngô thư (20 thiên).
Trong thời kì này, lịch sử đan xen phức tạp, ba chính quyền riêng biệt song song cùng tồn tại. Sử liệu trong Tam quốc chí chia thành ba phần độc tập, không có quan hệ thống thuộc với nhau, mỗi phần tự đứng riêng đã thành sử liệu của một nước. mà hợp lại thành một cuốn sử chung cho ba nước. Viết sử ba nước mà phản ánh trọn vẹn, đầy đủ bản thể của từng quốc gia, viết đúng mực là một việc không hề dễ . Việc này Trần Thọ xử lí rất khéo, không hề mắc lỗi. Vì đã làm quan nhà họ Tấn, do đó ông lây triều đại nhường ngôi cho nhà Tấn là Tào Ngụy làm chính thông, điều này phù hợp với thực tế lịch sử, đảm bảo sự chính thống tuyệt đối của nhà Tấn, vương triều mà ông đang phụng sự. Mặt khác, ông cũng không viết truyện riêng về các nhân vật như Tư Mã Ý, Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu dù họ có vai trò cực lớn trong chính quyền Tào Ngụy, là để tôn trọng sự thống trị của vương triều đương thời. Bởi vậy, tuy Trần Thọ chép sử của ba nước, nhưng riêng có Ngụy Thư, được dành 4 thiên để chép phần "Bản kỷ", còn lại các phần Ngô Thư và Thục Thư chỉ viết thành "Liệt truyện" mà thôi, thế nhưng bộ sử Tam quốc chí vẫn đảm bảo được sự thống nhất, cân đối, hài hòa về kết cấu chương mục, được tin cậy.