Cuốn sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tư lệnh Của Các Tư Lệnh, Chính Uỷ Của Các Chính Uỷ - 100 sự kiện về vị tướng huyền thoại trăm tuổi cho tác giả thấy được bức tranh toàn cảnh về cuộc đời, và các sự kiện nổi bật của vị tướng đại tài của Việt Nam.
“Vào năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo nên cuộc vây hãm 55 ngày máu lửa quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ - đánh dấu sự kết liễu của chủ nghĩa thực dân.”
- 60 năm những người hùng châu Á,
Tạp chí Time bình chọn, 2006
Khi nhìn nhận về những sự kiện ở các tầm mức khác nhau, đặc biệt là sự kiện lớn, một trong những cách tiếp cận từ trước đến nay là gắn sự kiện với nhân vật. Với cách tiếp cận trên, xu hướng thường thấy là người ta hoặc vận dụng thuyết vĩ nhân của Thomas Carlyle hoặc tuân theo lập luận của Herbert Spencer phản bác thuyết này.
Thomas Carlyle từng nói: “Lịch sử thế giới là gì nếu không phải là tiểu sử của những vĩ nhân.” Thuyết vĩ nhân do ông khởi xướng cho rằng lịch sử có thể được giải thích là kết quả tác động của những vĩ nhân hay những người hùng: nhờ uy tín, sự khôn ngoan hay năng lực chính trị, những cá nhân có ảnh hưởng lớn luôn sử dụng quyền lực của họ theo cách mà sẽ tạo ra những tác động lịch sử có ý nghĩa quyết định. Quan điểm trên trở nên phổ biến trong thế kỉ 19 và được nhiều nhà triết học tên tuổi như Hegel, Kierkegaard, Nietzsche, Spengler tán thành và cổ xúy.
Trái lại, Herbert Spencer coi những vĩ nhân chỉ là những sản phẩm của môi trường xã hội và các hoạt động của họ không thể xảy ra nếu thiếu những điều kiện xã hội đã được kiến tạo từ trước cả cuộc đời của họ. Lập luận trên được Spencer nêu ra từ năm 1860, gây ảnh hưởng trong suốt thế kỉ 20 và cho đến tận ngày nay.
Ở phần này của cuốn sách, dù muốn hay không chúng ta không thể phủ nhận hào quang rực rỡ của chiến thắng Điện Biên Phủ: ảnh hưởng của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của cuộc chiến tranh tại Việt Nam mà còn lan rộng ra phạm vi toàn thế giới. Trên thực tế, khi nhắc đến Điện Biên Phủ, người ta nói tới Võ Nguyên Giáp. Nhưng, khi đề cập tới vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như người chỉ huy tối cao trên chiến trường, xoay chuyển tình thế, thay đổi chiến lược của chiến dịch Điện Biên Phủ, không ít người đã mắc phải cái bẫy “vĩ nhân”. Lại nhưng, tuy lịch sử không có chỗ cho giả thuyết, song cho phép đặt tình huống để nhìn nhận rõ hơn về những vấn đề gây tranh cãi: nếu không có sự quyết đoán chuyển hướng chiến dịch kịp thời của một thiên tài quân sự thì kết cục của trận Điện Biên Phủ sẽ ra sao?
Dù những ý kiến bình luận có theo chiều hướng nào thì chưa bao giờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề cao cá nhân mình như một người đóng vai trò quyết định trong những sự kiện thường được gắn liền với tên tuổi của ông. Ông từng nói: “Vị tướng dù có công lao đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả… Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình.”
“Vào năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo nên cuộc vây hãm 55 ngày máu lửa quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ - đánh dấu sự kết liễu của chủ nghĩa thực dân.”
- 60 năm những người hùng châu Á,
Tạp chí Time bình chọn, 2006
Khi nhìn nhận về những sự kiện ở các tầm mức khác nhau, đặc biệt là sự kiện lớn, một trong những cách tiếp cận từ trước đến nay là gắn sự kiện với nhân vật. Với cách tiếp cận trên, xu hướng thường thấy là người ta hoặc vận dụng thuyết vĩ nhân của Thomas Carlyle hoặc tuân theo lập luận của Herbert Spencer phản bác thuyết này.
Thomas Carlyle từng nói: “Lịch sử thế giới là gì nếu không phải là tiểu sử của những vĩ nhân.” Thuyết vĩ nhân do ông khởi xướng cho rằng lịch sử có thể được giải thích là kết quả tác động của những vĩ nhân hay những người hùng: nhờ uy tín, sự khôn ngoan hay năng lực chính trị, những cá nhân có ảnh hưởng lớn luôn sử dụng quyền lực của họ theo cách mà sẽ tạo ra những tác động lịch sử có ý nghĩa quyết định. Quan điểm trên trở nên phổ biến trong thế kỉ 19 và được nhiều nhà triết học tên tuổi như Hegel, Kierkegaard, Nietzsche, Spengler tán thành và cổ xúy.
Trái lại, Herbert Spencer coi những vĩ nhân chỉ là những sản phẩm của môi trường xã hội và các hoạt động của họ không thể xảy ra nếu thiếu những điều kiện xã hội đã được kiến tạo từ trước cả cuộc đời của họ. Lập luận trên được Spencer nêu ra từ năm 1860, gây ảnh hưởng trong suốt thế kỉ 20 và cho đến tận ngày nay.
Ở phần này của cuốn sách, dù muốn hay không chúng ta không thể phủ nhận hào quang rực rỡ của chiến thắng Điện Biên Phủ: ảnh hưởng của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của cuộc chiến tranh tại Việt Nam mà còn lan rộng ra phạm vi toàn thế giới. Trên thực tế, khi nhắc đến Điện Biên Phủ, người ta nói tới Võ Nguyên Giáp. Nhưng, khi đề cập tới vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp như người chỉ huy tối cao trên chiến trường, xoay chuyển tình thế, thay đổi chiến lược của chiến dịch Điện Biên Phủ, không ít người đã mắc phải cái bẫy “vĩ nhân”. Lại nhưng, tuy lịch sử không có chỗ cho giả thuyết, song cho phép đặt tình huống để nhìn nhận rõ hơn về những vấn đề gây tranh cãi: nếu không có sự quyết đoán chuyển hướng chiến dịch kịp thời của một thiên tài quân sự thì kết cục của trận Điện Biên Phủ sẽ ra sao?
Dù những ý kiến bình luận có theo chiều hướng nào thì chưa bao giờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề cao cá nhân mình như một người đóng vai trò quyết định trong những sự kiện thường được gắn liền với tên tuổi của ông. Ông từng nói: “Vị tướng dù có công lao đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả… Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình.”