36 Hoàng Hậu, Hoàng Phi, Thăng Long Hà Nội

Thể loại: Lịch Sử
Tác giả : Bích Ngọc
  • Lượt đọc : 191
  • Kích thước : 7.40 MB
  • Số trang : 181
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 85
  • Số lượt xem : 728
  • Đọc trên điện thoại :
Năm 2006. Nhà xuất bản Thanh Niên đã cho xuất bản cuốn Công chúa Việt Nam của Nguyễn Bích Ngọc. Nay, tác giả lại cho ra mắt bạn đọc cuốn 36 hoàng hậu, hoàng phi Thăng Long - Hà Nội, và các bạn ở Nhà xuất bản cũng đề nghị tôi tiếp tục viết lời giới thiệu. Tôi cũng nhận thấy đây là vấn đề hay nên tôi rất hoan nghênh khuynh hướng sưu tầm, nghiên cứu để hi vọng có được một cái nhìn thông suốt về các vấn để đáng quan tâm trong lịch sử nước nhà. Tôi đã vui vẻ nhận lời, dù biết đây không phải là chuyện dễ dàng đơn giản.
Nói như vậy là bởi vì hoàn cảnh lịch sử nước ta, có những trường hợp riêng . trường hợp thực tế không theo kịp lý luận. Đã nói là Hoàng hậu, thì nhất định phải là vợ vua, nhưng Việt Nam lại có những bà hoàng cầm đầu đất nước, mà lại không có chồng (như Bà Triệu), hoặc chồng không phải là vua (như Bà Trưng). Song, hai bà đã có vai trò chấp chính đúng như các bà hoàng. Nước ta còn có các ông chúa, cả ở miền Bắc (chúa Trịnh), cả ở miền Nam (chúa Nguyễn) mà các bà vợ đều chỉ được tôn là phi (thái phi, chính phủ hoặc quý phi), song thực sự họ lại có vai trò quan trọng hơn cả các Hoàng hậu nhiều, ông vua chính thức của nước ta còn có những bà vợ không được phong là hoàng hậu, mà chỉ là những phi - tần (gồm nhiều thứ bậc), song họ lại có vai trò điều hành đất nước, hoặc chi phối các cung. Danh không rõ ràng, nhưng thực lại là cụ thể. Trong những trường hợp này, tôi thấy Nguyễn Bích Ngọc đã cố ghi chép đủ; chắc chỉ là điều bất đắc dĩ, nhưng đúng là phải chấp nhận. Cũng theo khuynh hướng này, người soạn đã đưa cả các bà phi, bà tần của các vua, các chúa, chỉ với một lý lẽ đơn giản là vì họ đã là vợ của các ông. Cứ nhắc đến, hơn là gạt đi hoặc bỏ sót, như vậy cũng là điều chấp nhận được.