65 Năm Toàn Quốc Kháng chiến (1946 - 2011)

Thể loại: Chính Trị ;Lịch Sử
Tác giả : Vũ Như Khôi
  • Lượt đọc : 0
  • Kích thước : 98.28 MB
  • Số trang : 540
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 140
  • Số lượt xem : 1.165
  • Đọc trên điện thoại :
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền thuộc về nhân dân, ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời đã phải đương đầu với nhiều khó khăn và kẻ thù nguy hiểm. Ở miền Bắc với danh nghĩa Đồng minh giải giáp quân đội Nhật, 20 vạn quân Tưởng đã kéo vào nước ta, đã tâm của chúng là lật đổ chính quyền cách mạng, đưa bọn phản động tay sai Việt quốc, Việt cách lên nắm quyền. Ở miền Nam, ngày 6 tháng 9 năm 1945, quân đội Anh đến Sài Gòn với danh nghĩa là giải giáp quân Nhật nhưng thực chất là giúp cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp được quân Anh yểm trợ nổ súng đánh chiếm Sài Gòn mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Lợi dụng cơ hội này bọn phản cách mạng ở trong nước cũng lộ mặt làm tay sai cho đế quốc, chống lại Tổ quốc, chống lại đồng bào.
Cách mạng mới thành công, chính quyền nhà nước còn non trẻ, lực lượng vũ trang cách mạng đang trong quá trình xây dựng, tổ chức và trang bị còn thô sơ; nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu bị kiệt quệ, tiêu điều bởi hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Tình hình đó đã đặt vận mệnh đất nước đứng trước thử thách vô cùng nghiêm trọng "ngan cân treo sợi tóc". Vấn đề cơ bản nhất được đặt ra cho Đảng và nhân dân ta lúc này là phải giữ vững chính quyền cách mạng trước sự tiến công điện cuồng của những kẻ thù lớn mạnh, độc ác và nguy hiểm.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945 (chưa đầy một tháng sau khi nhân dân ta giành được chính quyền), thực dân Pháp được Anh giúp đỡ đã gây chiến ở Nam Bộ. Chúng mưu toan đánh chiếm Nam Bộ trong vòng 4 tuần lễ, lấy đó làm bàn đạp đánh chiếm ba nước Đông Dương. Giữ vững lời thể độc lập, nhân dân Nam Bộ đã tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.