Chẩn Đoán Và Điều Trị Các Loại Cơn Co Giật

Thể loại: Y Học – Sức Khỏe
Tác giả : Vũ Quang Bích
  • Lượt đọc : 3
  • Kích thước : 37.75 MB
  • Số trang : 298
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 71
  • Số lượt xem : 544
  • Đọc trên điện thoại :
Cơn co giật là một chứng bệnh cấp tính, rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ thơ, đột nhiên ập đến, mang tính chất khẩn cấp, gây ấn tượng lo sợ đối với người thân và căng thẳng đối với cả thầy thuốc.

Cơn co giật không phải chỉ khởi phát từ bệnh lý thần kinh tâm thần, mà còn liên quan đến hầu hết các chuyên khoa (hồi sức cấp cứu, ngoại, sản, nhi khoa, tim mạch, nội tiết...).

Cơn co giật không chỉ xảy ra đơn độc mà kèm theo đó còn có hàng loạt các rối loạn chức năng sinh lý học khác. Ngoài ra còn có các cơn thần kinh không phải động kinh.

Trước cảnh tượng lâm sàng phức tạp này, đòi hỏi thầy thuốc phải có định hướng chẩn đoán nhanh và ngay lập tức có các biện pháp xử trí để ổn định bệnh tình, cứu sống người bệnh và dự phòng cơn tái phát tiếp theo.

Trong các loại cơn co giật, động kinh chiếm một vị trí quan trọng với tỷ lệ mắc bệnh cao, khoảng 0,5% dân số thế giới.

Động kinh có liên quan đến dự phòng, bảo vệ bà mẹ trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và với trẻ em bị chấn thương sản khoa hay chấn thương sọ não trong thời ấu thơ.
Đặc biệt động kinh còn mang ý nghĩa xã hội bởi có những thể động kinh tâm thần, không những thường xuyên đe dọa tính mạng người bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng. Động kinh còn liên quan đến lao động, nghề nghiệp, nhất là trong tuyển chọn và giám định.

Ở nước ta hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế; nền sản xuất đang đổi mới với nhiều thiết bị cơ giới và điện tử hiện đại; nhịp độ đô thị hóa nhanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cao tầng và các phương tiện giao thông có tốc độ nhanh ngày càng phát triển. Tất cả hoạt động xã hội sôi động đó đòi hỏi con người phải thích nghi nhanh trong lao động sản xuất và sinh hoạt. Nhưng trong thực tế hiện nay, ai nạn nói chung ngày càng tăng, nhất là tai nạn giao thông đường bộ, mà nghiêm trọng nhất là chấn thương sọ não, dẫn đến hậu quả là tỷ lệ động kinh ngày càng tăng. Đây thực sự là một gánh nặng cho xã hội.

Trong lĩnh vực thần kinh - tâm thần, động kinh học là một ngành chuyên khoa sâu chiếm vị trí quan trọng trong bệnh học lâm sàng của nó rất đa dạng, phức tạp, lại có liên quan đến nhiều ngành khác nhau.

Vì vậy nội dung của sách Chẩn đoán và điều trị các loại cơn co giật này cũng chỉ đề cập chủ yếu phạm vi lâm sàng (dự phòng, chẩn đoán và điều trị nội khoa) trên cơ sở của những thành tựu nghiên cứu mới trên thế giới với nhiều trường phái khác nhau và một phần kinh nghiệm khiêm tốn ở trong nước, với hy vọng có thể giúp thầy thuốc và người bệnh lựa chọn, vận dụng vào điều kiện thực tiễn.

Chúng tôi rất mong nhận được nhiều nhận xét và bổ sung của bạn đọc.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2003
Phó giáo sư nội thần kinh
VŨ QUANG BÍCH