Chùa Ấn Quang ngay từ năm thành lập 1948 đã gắn liền với phong trào giáo dục Phật giáo, đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài, phụng sự và lãnh đạo Phật giáo Việt Nam trong suốt 5 thập niên sau đó. Trong số đó, có nhiều vị trở thành lãnh đạo tối cao của các Giáo hội Phật giáo trong nước và hải ngoại.
Chùa Ấn Quang là trung tâm của Phật giáo tại Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung và là nơi xuất phát của các phong trào cách tân Phật giáo miền Nam vào hậu bán thế kỷ XX. Không chỉ là Văn phòng của Thành hội Phật giáo TP.HCM, Chùa Ấn Quang từng là trụ sở của Giáo hội Tăng-già Nam Việt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và là nơi xuất phát phong trào thống nhất Phật giáo vào năm 1981, dẫn đến sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một Giáo hội hợp nhất các trường phái Phật giáo từ trước đến giờ.
Trong khi chờ đợi một tác phẩm nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về lịch sử của các phong trào Phật giáo gắn kết với Chùa Ấn Quang ra đời, tôi xin giới thiệu đến quý độc giả tập sách nhỏ này như bức tranh bao quát về các đóng góp to lớn của ngôi Chùa di tích lịch sử quan trọng này.
Chùa Ấn Quang là trung tâm của Phật giáo tại Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung và là nơi xuất phát của các phong trào cách tân Phật giáo miền Nam vào hậu bán thế kỷ XX. Không chỉ là Văn phòng của Thành hội Phật giáo TP.HCM, Chùa Ấn Quang từng là trụ sở của Giáo hội Tăng-già Nam Việt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và là nơi xuất phát phong trào thống nhất Phật giáo vào năm 1981, dẫn đến sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một Giáo hội hợp nhất các trường phái Phật giáo từ trước đến giờ.
Trong khi chờ đợi một tác phẩm nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về lịch sử của các phong trào Phật giáo gắn kết với Chùa Ấn Quang ra đời, tôi xin giới thiệu đến quý độc giả tập sách nhỏ này như bức tranh bao quát về các đóng góp to lớn của ngôi Chùa di tích lịch sử quan trọng này.