Vua Hùng là Tổ của dân ta - Thủy tổ của người Việt, ông Vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, "Thánh vương ngàn đời của cổ Việt". Các thế hệ người Việt Nam đương đại đểu hãnh diện và tự hào được mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, con cháu Rồng Tiên. Hàng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch lại cùng nhau nô nức hành hương về miền Đất Tổ để viếng mộ thăm đến, thắp hương cúng giỗ Tổ tiên.
Thông qua các hoạt động văn hóa tâm linh, biểu tượng Vua Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không có biên giới riêng mà là biên giới cộng đồng. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã vượt ra khỏi tín ngưỡng dân gian để trở thành Quốc tế (Quốc lễ). Hùng Vương đã trở thành Quốc Thánh, là vị Tổ chung cho tất cả mọi người đang cùng sống trên dải đất Việt Nam hình chữ S này.
Người Việt Nam trọng tình nghĩa, lấy chữ hiếu làm đầu. Họ luôn quan niệm Tổ tiên của mình; ông bà, cha mẹ mình khi chết đi chưa phải là đã hết, mà là sang thế giới bên kia; song vẫn luôn trở về nhà phù hộ cho con, cho cháu mạnh khỏe, hạnh phúc, an lành.
Không gian văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mà Đền Hùng là nơi thờ các Vua Hùng đã có công dựng nước - Tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Theo dòng chảy của thời gian và ký ức, trải qua bao biến cố thăng trầm; di sản vẫn trường tồn và phát triển. Đó là sự hồi cố, kết tinh và tỏa sáng của văn hóa Lạc Việt - Văn minh lúa nước - Văn minh sông Hồng.
Thời Hồng Đức (Hậu Lê), năm 1470 Vua sai Hàn lâm viện, Trực học sỹ Nguyễn Cố soạn Ngọc phả Hùng Vương.
Năm 1917 Nhà nước định lệ chính thức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ngày 18 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh cho người lao động được nghỉ ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày 6 tháng 11 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ Nhà nước; trong đó quy định chi tiết vế nghi lễ tồ chức giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm (năm tròn, năm chẵn, năm lẻ quy theo năm dương lịch).
Ngày 11 tháng 4 năm 2007, chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật sửa đổi, bổ sung điếu 73 của bộ Luật lao động. Theo đó người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia các hoạt động hướng về cội nguổn dân tộc.
Ngày 6 tháng 12 năm 2012, ủ y ban liên chính phủ Công ước 2003 vể bảo tổn di sản văn hóa phi vật thể (UNESCO) đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam” là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với ý thức giúp cho cộng đồng nhận thức được vị thế của Khu di tích lịch sử Đền Hùng và ý nghĩa sầu xa của “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam”. Nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa dần gian Phạm Bá Khiêm đã nghiên cứu, sưu tẩm, hệ thống hóa các tư liệu lịch sử; tài liệu kiểm kê di tích; di sản vãn hóa dân gian đổng thời chọn lựa một số bài viết tiêu biểu của chính mình đã được in trên sách, báo, tạp chí của Trung ương và địa phương trong những năm gần đây để biên soạn tập sách; “Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”.
Là một người được sinh ra và lớn lên, lại có gần 40 năm gắn bó trực tiếp với hoạt động văn hóa vùng Đất Tổ Hùng Vương đồng thời đã trực tiếp làm chủ nhiệm một số để tài nghiên cứu khoa học vê' lịch sử, văn hóa dân gian có liên quan đến KDTLS Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.
Cuốn sách "Đền Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương" của tác giả Phạm Bá Khiêm được xem như tập tư liệu địa chí về Đền Hùng và ý nghĩa thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong tâm thức nguồn cội của người Việt. Đọc sách chúng ta sẽ hiểu biết hơn, có trách nhiệm hơn với việc bảo tồn, tôn tạo các di tích thờ cúng Hùng Vương trong cộng đồng và đặc biệt với KDTLS Đền Hùng sao cho xứng tầm là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lâu đời nhất, quy mô nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Thông qua các hoạt động văn hóa tâm linh, biểu tượng Vua Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không có biên giới riêng mà là biên giới cộng đồng. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã vượt ra khỏi tín ngưỡng dân gian để trở thành Quốc tế (Quốc lễ). Hùng Vương đã trở thành Quốc Thánh, là vị Tổ chung cho tất cả mọi người đang cùng sống trên dải đất Việt Nam hình chữ S này.
Người Việt Nam trọng tình nghĩa, lấy chữ hiếu làm đầu. Họ luôn quan niệm Tổ tiên của mình; ông bà, cha mẹ mình khi chết đi chưa phải là đã hết, mà là sang thế giới bên kia; song vẫn luôn trở về nhà phù hộ cho con, cho cháu mạnh khỏe, hạnh phúc, an lành.
Không gian văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mà Đền Hùng là nơi thờ các Vua Hùng đã có công dựng nước - Tổ tiên của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Theo dòng chảy của thời gian và ký ức, trải qua bao biến cố thăng trầm; di sản vẫn trường tồn và phát triển. Đó là sự hồi cố, kết tinh và tỏa sáng của văn hóa Lạc Việt - Văn minh lúa nước - Văn minh sông Hồng.
Thời Hồng Đức (Hậu Lê), năm 1470 Vua sai Hàn lâm viện, Trực học sỹ Nguyễn Cố soạn Ngọc phả Hùng Vương.
Năm 1917 Nhà nước định lệ chính thức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng 3 âm lịch hàng năm.
Ngày 18 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh cho người lao động được nghỉ ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày 6 tháng 11 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP về nghi lễ Nhà nước; trong đó quy định chi tiết vế nghi lễ tồ chức giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm (năm tròn, năm chẵn, năm lẻ quy theo năm dương lịch).
Ngày 11 tháng 4 năm 2007, chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật sửa đổi, bổ sung điếu 73 của bộ Luật lao động. Theo đó người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia các hoạt động hướng về cội nguổn dân tộc.
Ngày 6 tháng 12 năm 2012, ủ y ban liên chính phủ Công ước 2003 vể bảo tổn di sản văn hóa phi vật thể (UNESCO) đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam” là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại.
Với ý thức giúp cho cộng đồng nhận thức được vị thế của Khu di tích lịch sử Đền Hùng và ý nghĩa sầu xa của “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam”. Nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa dần gian Phạm Bá Khiêm đã nghiên cứu, sưu tẩm, hệ thống hóa các tư liệu lịch sử; tài liệu kiểm kê di tích; di sản vãn hóa dân gian đổng thời chọn lựa một số bài viết tiêu biểu của chính mình đã được in trên sách, báo, tạp chí của Trung ương và địa phương trong những năm gần đây để biên soạn tập sách; “Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”.
Là một người được sinh ra và lớn lên, lại có gần 40 năm gắn bó trực tiếp với hoạt động văn hóa vùng Đất Tổ Hùng Vương đồng thời đã trực tiếp làm chủ nhiệm một số để tài nghiên cứu khoa học vê' lịch sử, văn hóa dân gian có liên quan đến KDTLS Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.
Cuốn sách "Đền Hùng Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương" của tác giả Phạm Bá Khiêm được xem như tập tư liệu địa chí về Đền Hùng và ý nghĩa thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong tâm thức nguồn cội của người Việt. Đọc sách chúng ta sẽ hiểu biết hơn, có trách nhiệm hơn với việc bảo tồn, tôn tạo các di tích thờ cúng Hùng Vương trong cộng đồng và đặc biệt với KDTLS Đền Hùng sao cho xứng tầm là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lâu đời nhất, quy mô nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.