Cuốn sách "Nam Bộ Dân Tộc Và Tôn Giáo" được biên soạn nhằm cung cấp cho bạn đọc hiểu về vùng đất Nam bộ cũng như tôn giáo vùng miền tại đây. Nam Bộ là vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Từ hơn ba trăm năm năm qua, vùng đất mới này đã đón nhận nhiều cộng đồng cư dân đến sinh sống, trong đó chiếm đa số là người Việt, người Khmer, người Hoa và người Chăm. Địa bàn cộng cư này cũng đã tạo nên mối quan hệ giao lưu văn hóa trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề dân tộc và tôn giáo…
Giới thiệu về sách Nam Bộ dân tộc và tôn giáo:
Văn minh Việt Nam đã có từ lâu đời. Việt Nam là ngã tư đường ở khu vực Đông Nam Á, là nơi gặp gỡ của nhiều dân tộc và nhiều nền văn minh. Dù với ảnh hưởng đến từ các nền văn minh ngoại vi như Trung Hoa, Ấn Độ và xa hơn nữa, thì văn minh Việt Nam vẫn là nền văn minh lúa nước, nương rẫy, mẫu hệ, đa thần trồng lúa và đánh cá trên vùng đất đai vừa phì nhiêu vừa dữ dội, thuỷ triều lên xuống ở các ruộng ”lạc” (lạc điền). Cơ cấu tổ chức là một xã hội dân chủ làng xã, nhân ái và độ lượng. Từ trước Công nguyên nhiều thế kỉ, những bộ tộc thuộc các dân tộc miền núi thuộc ngữ hệ Nam Á xuống hội nhập với những bộ tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Điều này đã được nhiều nhà khảo cổ học, dân tộc học trong nước và quốc tế nghiên cứu, khảo sát và thừa nhận, gọi là Văn minh sông Hồng, Văn minh Hùng Vương hay Văn minh lúa nước(1). Nhà khảo cổ học người Thuỵ Điển nổi tiếng thế giới Olov. R. T. Jansé đã nhận định văn minh Việt Nam là: ”Văn minh các vùng thôn dã và làng tổ chức như những quốc gia nhỏ đã tạo thành tính cách nhất trí căn bản của Việt Nam qua các thế kỉ và từ ngàn xưa”(2).
Từ những cơ sở đó, văn minh Việt Nam mang sẵn trong nó tính chất bản địa bền vững và tiếp thu các nền văn minh ngoại vi mà chủ yếu là ấn Độ và Trung Hoa. Hai nền văn minh lớn đó đã vào Việt Nam bằng đường biển và lục địa, được tiếp nhận, dung hoá hay nói một cách khác là được “bản địa hoá” đến nỗi sau này chính nó đã bị văn minh Việt Nam đồng hoá để thành một dạng mới, thích nghi, phát triển với bản địa.
Khi đã giao thoa với nhau, bằng cách này hay cách khác, các tôn giáo bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng, như nhà nhân học Samuel Hungtinton viết: “Nền văn minh là tập hợp văn hoá cao nhất cộng đồng con người và là mức độ rộng nhất của bản sắc văn hoá. Nền văn minh được xác định bằng cả những yếu tố khách quan như ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, phong tục, thể chế và bằng sự tự xác định mình một cách chủ quan”(3). Như vậy, tôn giáo là một yếu tố của văn minh vào một thời gian nhất định nào đó như nhận định: “Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay, tồn tại cùng loài người trong một thời gian khó mà đoán định trước được. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, tư tưởng văn hoá, xã hội và tâm lí, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc, của các tầng lớp người, nhất là đối với thế hệ trẻ”(4). Nội dung trên làm rõ sự hợp thành đó, dù trong một không gian và thời gian nhất định đã làm sáng tỏ đặc điểm tập trung của một nền văn minh.
Khi nói đến “đặc tính tôn giáo Nam Bộ” cần thấy rằng thực tế của Nam Bộ có tôn giáo và đạo giáo (religion, sectes religieux). Trên khái quát cơ bản những tôn giáo lớn đã du nhập vào Việt Nam (Bắc Bộ và Trung Bộ) và sau đó do điều kiện lịch sử lại tiếp tục vào Nam Bộ như Phật giáo. Cũng có những đạo giáo mới hình thành ở Nam Bộ từ giữa thế kỉ XIX đến nay như Bửu Sơn Kỳ Hương (1849), Tứ Ân Hiếu Nghĩa (1876), Hoà Hảo (1939), Cao Đài (1926), không kể Đạo Dừa là một đạo giáo nhỏ bé ở địa phương và sau năm 1975 coi như không còn tồn tại nữa.
Như trên đã nói, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc) và đa văn hoá. Hầu hết các tôn giáo lớn đều có mặt. Ngoài ra, nhiều tôn giáo đã được bản địa hoá, biến dạng thành những đạo giáo cứu thế (sectes religieux messianistes), các tín ngưỡng á-tôn giáo (parareligion)(5)bao gồm những đạo giáo xuất phát từ Công giáo, Phật giáo lẫn lộn với tín ngưỡng bản địa, với mê tín dị đoan, những nghi thức, lễ hội kì bí, dùng bùa chú; các tín ngưỡng của các bộ tộc rừng núi còn bảo lưu cho đến nay. Và những đạo giáo cứu thế này thường mang nặng tính chất bộ lạc, chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bài ngoại. Họ cũng tham gia hoặc bị lợi dụng vào những phong trào chính trị địa phương hoặc chống phong kiến, thực dân bóc lột(6) như: nhóm Maulani ở Indonésia (1842), nhóm Magdano ở Philippines (1897)… Dưới triều đại Mãn Thanh đã hình thành những tổ chức nửa đạo giáo nửa chính trị bí mật hoặc bán công khai, những cái tên tới nay vẫn còn được nhắc đến: Thiên Địa Hội, Thái Bình Thiên Quốc, Bạch Liên Giáo. Sau khi bị nhà Thanh đàn áp, tan rã, một số tìm cách lưu vong tới Nam Bộ, nơi có nhiều người Hoa sinh sống để dễ bề trốn tránh và hoạt động che giấu dưới những hội có tính chất đồng hương hoặc lễ bái cúng dường.
Giới thiệu về sách Nam Bộ dân tộc và tôn giáo:
Văn minh Việt Nam đã có từ lâu đời. Việt Nam là ngã tư đường ở khu vực Đông Nam Á, là nơi gặp gỡ của nhiều dân tộc và nhiều nền văn minh. Dù với ảnh hưởng đến từ các nền văn minh ngoại vi như Trung Hoa, Ấn Độ và xa hơn nữa, thì văn minh Việt Nam vẫn là nền văn minh lúa nước, nương rẫy, mẫu hệ, đa thần trồng lúa và đánh cá trên vùng đất đai vừa phì nhiêu vừa dữ dội, thuỷ triều lên xuống ở các ruộng ”lạc” (lạc điền). Cơ cấu tổ chức là một xã hội dân chủ làng xã, nhân ái và độ lượng. Từ trước Công nguyên nhiều thế kỉ, những bộ tộc thuộc các dân tộc miền núi thuộc ngữ hệ Nam Á xuống hội nhập với những bộ tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Điều này đã được nhiều nhà khảo cổ học, dân tộc học trong nước và quốc tế nghiên cứu, khảo sát và thừa nhận, gọi là Văn minh sông Hồng, Văn minh Hùng Vương hay Văn minh lúa nước(1). Nhà khảo cổ học người Thuỵ Điển nổi tiếng thế giới Olov. R. T. Jansé đã nhận định văn minh Việt Nam là: ”Văn minh các vùng thôn dã và làng tổ chức như những quốc gia nhỏ đã tạo thành tính cách nhất trí căn bản của Việt Nam qua các thế kỉ và từ ngàn xưa”(2).
Từ những cơ sở đó, văn minh Việt Nam mang sẵn trong nó tính chất bản địa bền vững và tiếp thu các nền văn minh ngoại vi mà chủ yếu là ấn Độ và Trung Hoa. Hai nền văn minh lớn đó đã vào Việt Nam bằng đường biển và lục địa, được tiếp nhận, dung hoá hay nói một cách khác là được “bản địa hoá” đến nỗi sau này chính nó đã bị văn minh Việt Nam đồng hoá để thành một dạng mới, thích nghi, phát triển với bản địa.
Khi đã giao thoa với nhau, bằng cách này hay cách khác, các tôn giáo bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng, như nhà nhân học Samuel Hungtinton viết: “Nền văn minh là tập hợp văn hoá cao nhất cộng đồng con người và là mức độ rộng nhất của bản sắc văn hoá. Nền văn minh được xác định bằng cả những yếu tố khách quan như ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo, phong tục, thể chế và bằng sự tự xác định mình một cách chủ quan”(3). Như vậy, tôn giáo là một yếu tố của văn minh vào một thời gian nhất định nào đó như nhận định: “Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay, tồn tại cùng loài người trong một thời gian khó mà đoán định trước được. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, tư tưởng văn hoá, xã hội và tâm lí, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc, của các tầng lớp người, nhất là đối với thế hệ trẻ”(4). Nội dung trên làm rõ sự hợp thành đó, dù trong một không gian và thời gian nhất định đã làm sáng tỏ đặc điểm tập trung của một nền văn minh.
Khi nói đến “đặc tính tôn giáo Nam Bộ” cần thấy rằng thực tế của Nam Bộ có tôn giáo và đạo giáo (religion, sectes religieux). Trên khái quát cơ bản những tôn giáo lớn đã du nhập vào Việt Nam (Bắc Bộ và Trung Bộ) và sau đó do điều kiện lịch sử lại tiếp tục vào Nam Bộ như Phật giáo. Cũng có những đạo giáo mới hình thành ở Nam Bộ từ giữa thế kỉ XIX đến nay như Bửu Sơn Kỳ Hương (1849), Tứ Ân Hiếu Nghĩa (1876), Hoà Hảo (1939), Cao Đài (1926), không kể Đạo Dừa là một đạo giáo nhỏ bé ở địa phương và sau năm 1975 coi như không còn tồn tại nữa.
Như trên đã nói, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc) và đa văn hoá. Hầu hết các tôn giáo lớn đều có mặt. Ngoài ra, nhiều tôn giáo đã được bản địa hoá, biến dạng thành những đạo giáo cứu thế (sectes religieux messianistes), các tín ngưỡng á-tôn giáo (parareligion)(5)bao gồm những đạo giáo xuất phát từ Công giáo, Phật giáo lẫn lộn với tín ngưỡng bản địa, với mê tín dị đoan, những nghi thức, lễ hội kì bí, dùng bùa chú; các tín ngưỡng của các bộ tộc rừng núi còn bảo lưu cho đến nay. Và những đạo giáo cứu thế này thường mang nặng tính chất bộ lạc, chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bài ngoại. Họ cũng tham gia hoặc bị lợi dụng vào những phong trào chính trị địa phương hoặc chống phong kiến, thực dân bóc lột(6) như: nhóm Maulani ở Indonésia (1842), nhóm Magdano ở Philippines (1897)… Dưới triều đại Mãn Thanh đã hình thành những tổ chức nửa đạo giáo nửa chính trị bí mật hoặc bán công khai, những cái tên tới nay vẫn còn được nhắc đến: Thiên Địa Hội, Thái Bình Thiên Quốc, Bạch Liên Giáo. Sau khi bị nhà Thanh đàn áp, tan rã, một số tìm cách lưu vong tới Nam Bộ, nơi có nhiều người Hoa sinh sống để dễ bề trốn tránh và hoạt động che giấu dưới những hội có tính chất đồng hương hoặc lễ bái cúng dường.