Giáo trình quy hoạch lâm nghiệp

Tác giả : Trần Thị Thu Hà
  • Lượt đọc : 0
  • Kích thước : 52.69 MB
  • Số trang : 180
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 25
  • Số lượt xem : 474
  • Đọc trên điện thoại :
Thực hiện việc đổi mới chương trình đào tạo kỹ sư Lâm nghiệp và Quản lý tài nguyên rừng của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đào tạo theo tín chỉ, các môn học chuyên ngành cần phải có sự cập nhật các kiến thức khoa học kỹ thuật cũng như cơ sở lý luận, khoa học xã hội. Việc biên soạn giáo trình các môn học cho các ngành đào tạo này là yêu cầu thiết thực đối với chiến lược đào tạo và đáp ứng nhu cầu của người học hiện nay. Đặc biệt, “Quy hoạch lâm nghiệp" là một môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành giúp cho người học giải quyết được vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công tác quy hoạch và lập kế hoạch quản lý rừng, đất rừng hiệu quả và bền vững. Ngày nay, với sự phát triển khoa học nói chung, quy hoạch lâm nghiệp nói riêng, các cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quy hoạch lâm nghiệp đã và đang thay đổi. Đặc biệt phát triển lâm nghiệp không còn đơn thuần chỉ cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà còn trở thành mục tiêu cung cấp dịch vụ môi trường nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Nhằm cập nhật các kiến thức mới và hết sức cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường, nhóm tác giả xin trân trọng giới thiệu cuốn giáo trình “Quy hoạch Lâm nghiệp".
Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo kỹ sư Lâm nghiệp và Quản lý tài nguyên rừng của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Bố cục của Giáo trình gồm 5 chương, trong đó: TS. Trần Thị Thu Hà (chủ biên) biên soạn Chương 1, Chương 2 và Chương 4; PGS.TS. Phạm Văn Điển biên soạn Chương 3; và TS. Nguyễn Thanh Tiến biên soạn Chương 5. Nội dung của các chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của quy hoạch lâm nghiệp - Chương 2: Cơ sở kỹ thuật của quy hoạch lâm nghiệp
- Chương 3: Quy hoạch lâm nghiệp hướng tới quản lý rừng bền vững
- Chương 4: Các loại hình quy hoạch lâm nghiệp
- Chương 5: Các bước tiến hành trong quy hoạch lâm nghiệp.
Nhân dịp này, nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các đồng nghiệp và các bạn đọc xa gần. Mặc dù khi biên soạn các tác giả đã cố gắng bám sát mục tiêu và chương trình đào tạo để giáo trình bảo đảm tính hiện đại và phù hợp với thực tiễn Lâm nghiệp Việt Nam, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và các độc giả để giáo trình được hoàn thiện ở lần xuất bản sau.