Giáo trình Lý thuyết mạch tín hiệu được biên soạn theo kế hoạch và chương trình đào tạo các ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông. Kỹ thuật máy tỉnh của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Giáo trình gồm 14 chương được chia thành 2 tập phù hợp với 2 học phần của chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy môn học.
Tiếp theo tập 1, tập 2 của cuốn sách gồm 6 chương của học phần 2 (từ chương 9 đến chương 14) đề cập các phương pháp phân tích mạch phi tuyến ở chế độ xác lập và chế độ quả độ; mạng bốn cực tương hỗ, mạng bốn cực không tương hỗ và các ứng dụng của chúng.
Ngoài nội dung chính, trong một số chương còn có phần phụ chương (cỡ chữ nhỏ hơn) giúp cho sinh viên có thể mở rộng kiến thức đã được trang bị. Sau khi học xong mỗi chương, sinh viên cần đọc câu hỏi ôn tập và ghi tóm tắt phần trả lời của mình để củng cố và nắm chắc hơn kiến thức đã học.
Phần phụ lục ở cuối sách sẽ cung cấp những kiến thức rất cơ bản về Matlab nhằm giúp bạn đọc nhanh chóng nắm bắt được cách giải bài toán mạch bằng Matlab. Tuy nhiên, muốn hiểu sâu hơn về phần mềm này, bạn đọc cần tham khảo thêm những cuốn sách chuyên khảo khác.
Cuốn sách do PGS.TS. Lại Khắc Lãi chủ biên và biên soạn chương 13, chương 14, phần phụ lục; TS. Đăng Danh Hoằng biên soạn chương 11, chương 12; TS. Lê Thị Thu Hà biên soạn chương 9 và chương 10.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đại học Thái Nguyên, Ban Giảm hiệu trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, bộ môn Kỹ thuật điện - Khoa Điện và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên và đóng góp những ý kiến quí báu để chúng tôi hoàn thành giáo trình. Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và quý độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản.
Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ Email: filaitruongmail.com
Tiếp theo tập 1, tập 2 của cuốn sách gồm 6 chương của học phần 2 (từ chương 9 đến chương 14) đề cập các phương pháp phân tích mạch phi tuyến ở chế độ xác lập và chế độ quả độ; mạng bốn cực tương hỗ, mạng bốn cực không tương hỗ và các ứng dụng của chúng.
Ngoài nội dung chính, trong một số chương còn có phần phụ chương (cỡ chữ nhỏ hơn) giúp cho sinh viên có thể mở rộng kiến thức đã được trang bị. Sau khi học xong mỗi chương, sinh viên cần đọc câu hỏi ôn tập và ghi tóm tắt phần trả lời của mình để củng cố và nắm chắc hơn kiến thức đã học.
Phần phụ lục ở cuối sách sẽ cung cấp những kiến thức rất cơ bản về Matlab nhằm giúp bạn đọc nhanh chóng nắm bắt được cách giải bài toán mạch bằng Matlab. Tuy nhiên, muốn hiểu sâu hơn về phần mềm này, bạn đọc cần tham khảo thêm những cuốn sách chuyên khảo khác.
Cuốn sách do PGS.TS. Lại Khắc Lãi chủ biên và biên soạn chương 13, chương 14, phần phụ lục; TS. Đăng Danh Hoằng biên soạn chương 11, chương 12; TS. Lê Thị Thu Hà biên soạn chương 9 và chương 10.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đại học Thái Nguyên, Ban Giảm hiệu trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, bộ môn Kỹ thuật điện - Khoa Điện và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên và đóng góp những ý kiến quí báu để chúng tôi hoàn thành giáo trình. Trong quá trình biên soạn, không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và quý độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản.
Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ Email: filaitruongmail.com