Giáo Trình Thiết Kế Quần Áo Bảo Hộ Lao Động

Tác giả : Trần Thị Thêu
  • Lượt đọc : 58
  • Kích thước : 1.17 MB
  • Số trang : 65
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 29
  • Số lượt xem : 449
  • Đọc trên điện thoại :
1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Xã hội ngày càng phát triển, từng nơi, từng khu vực đang tự cải tạo và hoàn thiện chính mình. Với cái nhìn khách quan qua một nước, một cộng đồng dân cư hay nhỏ hơn là nhìn vào một môi trường nào đó, ta thấy môi trường sạch đẹp, mọi người ăn mặc tươm tất và nhất là những công nhân của họ trong mọi ngành, mọi giới đều gọn gàng, xinh xắn trong bộ đồng phục phù hợp với từng loại công việc, ta sẽ cảm nhận được ngay nước đó có một nền công nghiệp phát triển, kỷ luật cao.

Cùng với sự phát triển của thế giới, ngày nay nền công nghiệp nước ta với nhiều ngành nghề khác nhau đòi hỏi mỗi công việc phải có một trang phục phù hợp, tạo sự thoải mái, an toàn trong công việc.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy ngành may công nghiệp ở nước ta có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu trên. Đây là một ngành đầu tư vốn ít lại thu hồi vốn nhanh, quản lý gọn nhẹ, công nghệ mềm dẻo. Ngành may công nghiệp đã phát triển mạnh với nhiều mặt hàng phục vụ sinh hoạt và làm việc của mọi người. Tuy nhiên, nếu chú ý chúng ta thấy rằng mặt hàng quần áo bảo hộ lao động chưa được quan tâm và phát triển nhiều trên thị trường trong nước. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có một số xí nghiệp may hàng bảo hộ nhưng chỉ may theo mùa hoặc theo đơn đặt hàng của một số công ty lớn trong nước hoặc gia công cho nước ngoài theo mẫu mã và nguyên phụ liệu của khách hàng. Chưa có một nơi nào thực sự quan tâm nghiên cứu nhiều đến mặt hàng này.

2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU MÔN HỌC
Chương trình môn học giúp người học:
Xác định loại công việc để thiết kế các kiểu quần áo bảo hộ lao động sử dụng phù hợp cho từng loại công việc và môi trường.
Hiểu các nguyên tắc sử dụng màu sắc cơ bản trong thiết kế quần áo bảo hộ lao động.
Thiết kế được các kiểu quần áo bảo hộ lao động phù hợp từ công thức thiết kế cơ bản.
3. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU
Mặt hàng quần áo bảo hộ lao động là một loại y phục đặc biệt bảo vệ cơ thể người lao động. Mỗi loại công việc có tính chất riêng, vì vậy nguyên phụ liệu phải phù hợp với loại công việc và môi trường làm việc.
3.1. Vải
Vải được dệt từ sợi thiên nhiên.
Vải dệt từ sợi tổng hợp.
Vải dệt kết hợp giữa sợi thiên nhiên và sợi tổng hợp, tỷ lệ giữa hai loại này nhiều hay ít tùy theo tính chất công việc.
Công việc nặng nhọc, khí hậu nóng: Vải được dệt 100% sợi cotton hoặc 80% cotton + 20% polyester để sản phẩm dễ hút mồ hôi, thoáng mát, không gây cảm giác khó chịu trong lao động.
Đối với các công việc khác như trong phòng thí nghiệm hay xí nghiệp gang thép .. thì dùng vải chống hóa chất, chống cháy,...
Vải được dệt từ sợi acetate không được dùng trong bệnh viện vì nó rất dễ cháy khi gặp este.
Vải dày hay mỏng còn tùy thuộc tính chất công việc.
Đặc điểm chung của vải là phải bền chắc, không co rút, phù hợp với từng loại công việc, bảo vệ được người lao động.
3.2. Phụ liệu
Vải lót thường được dùng bằng vải calicot, kate,
Keo vải dày, keo vải mỏng.
Bố, katóc.
Chỉ.
Dây kéo.
Nút: Thường được sử dụng là loại nút bấm bằng kim loại để bền chắc với nhiệt, còn nút nhựa thì dễ bị nóng chảy ở nhiệt độ cao.
3.3. Yêu cầu của nguyên phụ liệu
Bền, chắc.
Không co rút.
Hút mồ hôi, thoáng mát.
Phù hợp với từng loại công việc, môi trường làm việc.
Chú ý: Vải dày hay vải mỏng tuỳ thuộc vào tính chất công việc,

4. TIÊU CHUẨN TRONG TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
4.1. Những ngành nghề cần mặc quần áo bảo hộ lao động bằng vải dày
1.1. Ngành sản xuất vật liệu
1.2. Ngành cơ khí
1.3. Ngành giao thông vận tải
1.4. Ngành khai khoáng và điện
1.5. Ngành chế biến gỗ.
1.6. Một số công việc nặng của ngành chế biến lương thực thực phẩm
1.7. Nghề đo đạc và bản đồ
1.8, Ngành bưu điện
Xây lắp đường dây thông tin.
Sản xuất thiết bị thông tin.
1.9. Ngành hải sản
Trên tàu thuyền đánh cá.
Trên tàu thuyền thu mua hải sản.
Sản xuất dây lưới.
1.10. Nghề điều tra khai thác tài nguyên rừng
1.11. Ngành dầu khi
Công nhân hàn, rèn.
Công nhân khảo sát dầu khí.
Công nhân điện.
Công nhân bảo quản máy móc, thiết bị.
1.12. Ngành thủy lợi
Khảo sát địa chất.
Khảo sát địa hình.
Đúc, gò, hàn điện, hàn hơi, rèn.
1.13. Ngành hóa chất
Vận hành xe máy.
Hoá chất cơ bản.
Phân bón.
Cao su, chất dẻo.
Sản xuất bao bì.
Sản xuất que hàn, đất đèn.
Sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa.
4.2. Các ngành nghề mặc áo blouse trắng, xanh
2.1. Ngành y tế
2.2. Ngành khai khoáng (trong phòng thí nghiệm)
2.3. Ngành điện (trong phòng thí nghiệm)
Hóa dầu.
Phân tích hóa nghiệm xử lý nước cấp cho nồi hơi tourbine.
Sửa chữa máy móc điện tử.
2.4. Ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm
2.5. Nghề đo đạc và bản đồ
2.6. Ngành nông nghiệp
Nghề thú y
Chế biến các sản phẩm từ ong, trâu hồ...
Phân tích hóa nghiệm.
2.7. Ngành bưu điện
Lắp ráp, sửa chữa máy móc,
Khâu đóng bao, gói kiện .. báo chí và thư
2.8. Ngành hải sản: chế biến hải sản
2.9. Ngành dầu khí
Công nhân sửa chữa máy móc tinh vi, máy vô tuyến.
Hóa nghiệm địa chất.
Công nhân phân tích hóa lọc dầu.
2.10. Ngành hóa chất
Thợ cận, in bản vẽ, nấu thuốc in.
Phòng thí nghiệm lý - hoá.
2.11. Ngành phát thanh và truyền hình
2.12. Ngành ngân hàng: thu phát, đếm, đóng, bỏ tiền
2.13. Ngành cao su: kiểm phẩm bao cao su
2.14. Bộ phận vật tư: hóa nghiệm xăng dầu.
2.15. Xưởng phim
4.3. Các ngành nghề mặc quần yếm
3.1. Ngành cơ khí: nghề sửa chữa các loại máy móc và thiết bị.
3.2. Ngành điện: sửa chữa máy, thiết bị và dụng cụ để điện.
3.3. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm công nhân vận hành máy dập nút, sửa chữa và dán nút chai trong sản xuất rượu, bia, nước ngọt ...
3,4. Ngành nông nghiệp
Dập hàn hộp sữa.
May đệm ô tô, máy kéo thuộc cơ khí.
3.5. Ngành hóa chất, sản xuất bao bì
3.6. Ngành dầu khí ở ngoài dẫn khoan
4.4. Một số ngành nghề sử dụng quần áo đặc biệt
4.1. Thợ lặn (ngành giao thông vận tải): quần áo len hoặc quần áo dệt kim, quần áo bằng các loại vải chống thấm.
4.2. Công nhân làm việc ở buồng men giống, hầm men bia, buồng ép lọc, nén: áo vải dệt kim.
4.3. Công nhân làm việc trong buồng lạnh (<5°C); áo quần vải bông chống
thấm.
4.4. Công nhân làm trong các phòng thử nghiệm (liên quan đến hóa học): quần áo bằng vải phủ chất chống axít.
4.5. Công nhân làm việc ngoài trời: áo mưa.