Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư

Thể loại: Y Học – Sức Khỏe
Tác giả : Tuệ Tĩnh
  • Lượt đọc : 1.792
  • Kích thước : 1.26 MB
  • Số trang : 195
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 684
  • Số lượt xem : 4.686
  • Đọc trên điện thoại :
Tựa :
Nước ta từ khi lập quốc trên cõi Nam, kể có hàng trăm nghìn người làm nghề thuốc ; nhưng hỏi đến việc trứ thư lập ngôn, để mở bến bắt cầu cho người hậu học, thì như tìm cá trên ngọn cây, thật hiếm thấy. Gần đây, có bậc lão sư, hiệu Tuệ Tĩnh, người làng Nghĩa Phú, huyện Cẩm Gìang, phủ Thượng Hồng (1). Ông là một nhà sư, mà nghiên cứu rộng về lẽ Âm dương huyền bí. Tìm hiểu sâu về đạo Kỳ, Biển (2) tinh truyền ; từng soạn tập Bản thảo bằng quốc âm. Tất cả hơn 630 vị ; lại đem kinh nghiệm của bản thân, gồm 13 chương chữa tạp bịnh, và 37 trùy pháp chữa bịnh Thương hàn, đều diễn thành lời ca tiếng Việt. Sắp cả làm một pho sách, để chỉ lối mê, mở đường lấp, giác ngộ cho người đời này, (3) dụng tâm thật là nhân hậu tốt đẹp. Sách biên soạn xong, đã đưa khắc bản mà in ra, bản in để tại chùa Hộ-xá huyện Giao-Thủy (4). Nhờ đó, người trong vùng đều có một đường hướng chỉ Nam về việc chữa bịnh, lưu truyền đến nay ; tiếng tăm đã vang dậy bốn phương.
Mùa Xuân năm Đinh Dậu (5), nhà sách Liễu, chàng đem sách này dâng lên Vương thượng (6), sau khi ngự (7) xem, Vương thượng thấy chữ khắc còn nhieuf chỗ sai sót, mới sai các quan trong Y-viện khảo duyệt kỹ lưỡng, chỗ nào lầm lẫn thì sửa đổi lại, chỗ nào sai trái thì đính chính lại, sắp xếp thành thiên mục, chia làm 2 tập thượng hạ, sách tu sữa xong ; Vương thượng ban tên là “ HỒNG NGĨA GIÁC TƯ Y THƯ” (8) và giao cho nhà sách khắc bản ấn hành, truyền bá chung cả nước, để ân đức được dội khắp trong thiên hạ, chờ thấy dân ta đều tiến lên cõi thọ, đời này cùng hưởng đài xuân (9) ; thật một việc bổ ích không phải là nhỏ.
Bọn thần (10) vâng được mệnh trên giao phó, mừng thấy sách đã hoàn thành, xin được kể sự việc, ghi làm lời tựa.
Nay, mùa xuân năm Qúi Mão (1), nhà sách Hồng liễu muốn được gội nhuần ơn đức, xin tái bản sách này, để lưu truyền mãi mãi.
Ngày lành, tháng đầu Xuân, năm Bảo-Thái (12) thứ IV triều Lê tái bản.