Nếp Xưa

Tác giả : Toan Ánh
  • Lượt đọc : 785
  • Kích thước : 0.88 MB
  • Số trang : 223
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 647
  • Số lượt xem : 3.099
  • Đọc trên điện thoại :
Dân tộc ta có cả một kho tục ngữ ca dao phong phú, bên những bài thơ bình dân dồi dào, có những câu, những bài cho toàn quốc, có những câu khác, bài khác lại thuộc riêng về từng địa phương, Bắc, Trung, Nam đều đủ.

Ca dao tục ngữ, cũng như những bài thơ bình dân, lời lẽ sáng sủa bình dị nhưng không kém văn chương lại giàu nhạc điệu.

Văn hóa bao gồm cả văn chương, trong văn chương có văn chương bình dân. Nói tới văn chương bình dân là nói đến tục ngữ ca dao với những bài thơ truyền khẩu bình dân, tức là nhắc tới mùi hương tinh túy, đến những bông hoa thanh khiết tượng trưng cho tinh thần của đất nước và hương vị quê hương.

Hương nước hồn quê cố gắng trình bày những hiểu biết về ca dao tục ngữ và thơ bình dân với mong mỏi giúp ích cho việc duy trì những áng văn chương, góp phần vào việc phát huy bản sắc dân tộc.
***
Toan Ánh tên thật là Nguyễn Văn Toán (1916 - 14 tháng 5 năm 2009), là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Nhà văn Toan Ánh sinh tại Thị Cầu, Bắc Ninh, một vùng quan họ nổi tiếng với những lễ hội, đình đám. Mẹ ông làm nghề hàng xáo, ngày bà đi bán, tối về vừa xay gạo vừa dạy chữ Hán cho ông. Sau, ông theo học với thầy Chu Kinh Phượng, là một thầy đồ nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc.

Khi trưởng thành, nhờ ông làm nhiều công việc khác nhau, như thuế vụ, thanh tra, dạy học...và hay thay đổi nơi ở, nên ông biết được nhiều vùng của đất nước. Đến đâu ông cũng chú tâm tìm hiểu tập quán, hội hè, ca dao... và ghi chép một cách rất cẩn thận.




Ông nắm chức giám đốc trong Cục Tâm lý chiến (1963-1966) của Việt Nam Cộng hòa, sau chuyển làm quản thư Bộ Thông tin (1968-1971) rồi phó chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục (1972-1973). Ông cũng từng làm giảng viên ở Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Huế (phân khoa Nhân văn) trước năm 1975. Ông còn là hội viên Hội Văn bút Việt Nam (Vietnam Pen Club).
Trong lãnh vực chính trị ông là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng.

Tác phẩm

Toan Ánh bắt đầu viết văn từ năm 1934. Năm 1935, truyện ngắn đầu tay của ông: Chiếc nhẫn quý, được đăng trên báo Tiểu thuyết Thứ Bảy.

Kể từ đó, ông gắn bó mật thiết với đề tài văn hóa truyền thống của Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam và để lại cho đời khoảng 124 tác phẩm có giá trị học thuật, như:
• Nếp cũ (11 cuốn)
• Việt Nam chí lược (5 cuốn gồm: Người Việt Đất Việt, Miền Bắc khai nguyên, Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường, và Cao nguyên miền Thượng)
• Phong lưu đồng ruộng (1958), biên khảo
• Bó hoa Bắc Việt (1958), biên khảo
• Ký vãng (1958)
• Nếp xưa (1962)
• Tiết tháo một thời (1957), tiểu thuyết
• Người đẹp thời chiến cuộc tiểu thuyết lịch sử
• Thanh gươm Bắc Việt, tiểu thuyết lịch sử
• Trong lũy tre xanh, (1957) tập truyện ngắn
• Tinh thần trọng nghĩa Đông Phương
• Phong tục Việt Nam, biên khảo
• Tín ngưỡng Việt Nam, biên khảo
• Hội hè đình đám biên khảo
• Cầm ca
• Hương nước hồn quê (1999)
Tháng 5 năm 2004, NXB Trẻ đã ký hợp đồng mua tác quyền toàn bộ tác phẩm của nhà văn Toan Ánh trong thời hạn đến năm 2015. Từ đó đến nay (2009) đã có gần 20 tác phẩm của ông được in lại một cách có hệ thống theo hình thức Toan Ánh toàn tập.
***
Khoan lững thững bước vào lớp học. Cũng như mọi ngày ông đồ chưa tới, và lũ học trò lớn nhỏ còn đang cùng nhau tụm năm tụm ba trò chuyện. Cũng có một vài cậu đang ôn lại bài hoặc viết nốt mấy trang phóng bữa trước các cậu lười chưa viết hết.

Ông đồ Ngư đông học trò lắm. Tuy ông không đỗ đạt gì nhưng ông có tiếng hay chữ, và học trò ông đã có nhiều người làm nên, cử-nhân có, phó-bảng có, và những người này đều đã được lĩnh những chức vụ quan trọng. Người đi tri-huyện, kẻ đi tri-phủ, người lĩnh huấn-đạo và cũng có người được vời vào kinh nhận việc tại các Bộ.

Làng Kim-Đôi, huyện Võ-Giàng, tỉnh Bắc-Ninh có tiếng là làng văn học. Làng này nhất là xã tam thôn, và có tên nôm là làng Rủi. Ba thôn là thôn Kim-Đôi tục gọi là Rủi Quan, Quỳnh-Đôi tục gọi là Rủi Quỳnh và Ngọc-Đôi tục gọi là Rủi Nguộc.

Thôn Kim-Đôi được gọi là Rủi Quan vì chính thôn này đã sản xuất được nhiều chân khoa-bảng tiếng tăm, từng đi làm quan nhiều địa-phương trong nước.

Thôn Kim-Đôi nằm ngay sát bên sông Nguyệt-Đức, trên con đường đi từ huyện Võ-Giàng đến làng Ngư-Đại, và đình của hàng thôn trông ngay ra sông, dưới bóng râm mát của mấy cây đa cổ thụ. Dân thôn ở mé bên kia đường, cách xa hai thôn Quỳnh-Đôi và Ngọc-Đôi mỗi thôn một cánh đồng.

Thuộc bộ sách