Thiên tình sử Salim và Anarkali trở thành một câu chuyện tình yêu nổi tiếng thế giới. Salim là con trai của Hoàng đế Mughal vĩ đại Akbar. Anh đã có mối tình sét đánh với cô gái lầu xanh Anarkali. Salim bị mê hoặc bởi sắc đẹp của Anarkali và yêu nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Những Mối Tình Vĩ Đại Trong Lịch Sử gồm có:
Cléopâtre
Những chuyện tình của gã vert galant
La du barry : người phụ nữ biết sống nhưng không hề biết chết
Lady hamilton
Marie antoinette và fersen
Paganetta
Marie walewska
Mối tình vĩ đại của nữ hoàng hortense
Mối tình giữa liszt và bà agoult
***
Người vợ Ba lan của Napoléon.
Greuze đã từ trần được một năm tính đến cuối năm 1806 nhưng hình như đã từ cõi chết trở về để khai sinh một trong những người mẫu của ông. Một giai nhân tóc vàng, mắt xanh má hồng, tươi thắm, dịu dàng có vẻ đẹp làm thiên hạ ngẩn ngơ, nàng là người Ba lan nghèo tên Marie Leckinska. Nụ cười của nàng như trò ma quái nhưng đã ba năm qua, nàng không cười nữa. Thân phụ nàng qua đời lúc nàng còn là cô bé gái. Khi rời tu viện, nàng chưa đầy mười sáu tuổi ― mẹ nàng ép nàng phải chọn một trong hai chú rể đều giàu có như nhau. Một người còn trẻ và có duyên nhưng là con của một võ tướng người Nga. Mười năm trước, Phần lan bị tiêu diệt lần thứ ba. Ba con diều hâu hoàng gia màu đen từ Áo, Ba lan và Nga đã đâm bổ xuống ngấu nghiến tan tành xứ Ba lan nên quốc gia ấy bị xóa tên trên bản đồ Âu Châu. Con diều hâu trắng Ba lan giờ đây chỉ còn là kỷ niệm. Nàng thà chịu chết chứ không kết hôn với con trai một vị tướng của Nga hoàng đã dày xéo giang sơn nàng. Vì vậy nàng chấp nhận kết hôn với một lãnh chúa trong xứ, quận công Anastase Colonna de Walewski, gia chủ của một gia đình có thế lực, có họ với dòng Colonna bên La mã, nhưng đã hai lần góa vợ và gần được thất tuần. Con trai riêng đầu lòng của ông lớn hơn bà quận công Walewska chín tuổi. Chồng bà yêu quí bà hết lòng, ông cố gắng làm cho bà quên sự cách biệt tuổi tác giữa hai người nên cho ra đời một bé trai. Marie yêu con tha thiết và nàng chỉ có một mục đích duy nhất trên đời : Làm sao cho con trai bà trở thành một công dân tự do trong một quốc gia Ba lan tự do. Đã nhiều lần, như bao người Ba lan khác trong những giờ phút đen tối của lịch sử, nàng hy vọng nước Pháp có thể đến giải phóng quê hương bà. Nhưng nước Pháp ở quá xa cũng như Chúa ở quá cao !
Những chiến thắng của Napoléon đối với Áo và Nga, gần hơn nữa là Phổ-lỗ đã từng khiến nàng cuống lên hy vọng. Rồi cuối tháng 12 năm 1806 Marie hay tin cuộc đụng độ đầu tiên giữa Napoléon và quân Nga ở Pulstuck đã xảy ra có lợi cho quân Pháp. Napoléon bắt được 6.000 tù binh. Marie thấy tim mình hồi hộp. Những mảnh đất Ba lan bị dân Áo, Nga và Phổ lỗ phân chia rồi đây sẽ được thống nhất chăng ? Xứ Ba lan cổ kính rồi đây có được hồi sinh từ đống tro tàn không ? Chồng nàng, cũng yêu nước như nàng, quyết định bỏ đất đai Walewice của họ để sang Varsovie sinh sống.
Bất thần ngày 1 tháng giêng năm 1807, Marie hay tin Napoléon quyết định bỏ Pulstuck chạy về Varsovie. Nàng không thể ngồi yên và có ý đến với kẻ mà nàng tôn thờ như vị anh hùng giải phóng quê hương Ba lan của nàng. Nàng cải trang thành bà dân quê với chiếc áo dài vải thô xanh, đội khăn lông đen hình vuông, nàng lên xe ra đi mang theo người em bà con và ra lệnh đến Bronie, trạm cuối cùng trước khi tới Varsovie.
Lúc nàng đến trạm, một đám đông đã đứng chờ nàng trong cơn sốt… Bất thần có tiếng vó ngựa : Napoléon ngồi trên xa giá chạy đến gần nàng. Cuối cùng cổ xe hoàng gia đậu lại trước trạm. Đám đông bu lại, la ó vui mừng và thiên hạ xô đẩy bà Marie đáng thương kia nên nàng không thể đến gần Napoléon. Lúc ấy tướng Duroc bước xuống xe để đốc thúc thay ngựa, ông đi qua gần nàng.
Bà Marie nói : « Thưa ông, xin ông kéo tôi ra khỏi nơi nầy và cho tôi thấy long nhan hoàng đế một phút thôi ».
Giọng nói của bà véo von và có duyên, thân hình mảnh khảnh, đôi mắt long lanh, dịu dàng như van lơn nên Duroc chiều lòng bà. Ông đưa tay nàng nắm và dẫn nàng đến tận cửa xe.
Duroc mỉm cười tâu : « Thưa Ngài, xin Ngài hãy nhìn người phụ nữ đã bất chấp sự chen lấn nguy hiểm của đám đông để đến với Ngài ».
Hoàng đế ló mặt ra hỏi bà nhưng Marie quá xúc động không trả lời câu hỏi. Bà chỉ e lệ lẩm bẩm : « Thưa Ngài, quê hương chúng tôi hân hoan chào đón Ngài, xứ sở chúng tôi đang chờ Ngài để vùng dậy ! »
Bà đứng giữa đường nhìn chiếc xe đi xa dần. Qua khung cửa, hoàng đế vẫy mũ chào bà và ném lại một bó hoa có người vừa tặng ông. Dĩ nhiên ông đã thích người phụ nữ lạ nầy.
Chắc chắn ông đã có nhiều tình nhân nhưng họ không có nghĩa gì trong cuộc đời ông. Một đêm nọ có bà tình nhân kia đến dinh Tuileries theo lệnh hoàng đế ; bà đã vâng lời tên bồi phòng nhân danh Napoléon bảo bà cởi hết áo quần leo lên giường. Hai giờ sau cũng chính tên bồi phòng ấy bảo bà mặc đồ rồi đi ra.
Dĩ nhiên, trước ngày 1 tháng giêng năm ấy, cũng tại Pulstuck, ông cũng thừa biết cô Denuelle vừa hạ sinh một bé trai. Nhưng đứa bé quận công Léon tương lai kia có phải con của ông không ? Bà mẹ xác nhận phải, nhưng người phụ nữ nọ há chẳng từng niềm nở với Murat sao ? Ông có thể sinh con không ? Joséphine há chẳng sinh đẻ hay sao ? Bằng cớ là bà đã đẻ ra Hortense và Eugène. Hay là bà đã trở thành hiếm muộn ? Joséphine !
Ông yêu Joséphine và thèm muốn bà. Mới đầu tháng trước đây, ông đã từ Posen gởi thư cho bà xác nhận rằng ông không muốn nhìn phụ nữ Ba lan mặc dù họ sẵn sàng hiến thân cho ông… hoàng đế nói tiếp : « Nhưng anh chỉ có một vợ duy nhất. Em có biết ai đó không ? Anh sẽ vẽ chân dung bà ấy gởi về em ; nhưng bức ảnh kia quí lắm vì em sẽ nhận ra chính em. Nói đúng hơn, lòng anh chỉ có toàn những điều hay để nói. Những đêm cô đơn nầy dài quá… »
Sau cuộc gặp gỡ ở trạm ngựa Bronie, phải chăng một phụ nữ khác mới đáng được ông chú ý ? Trong khi xa giá chạy về hướng Varsovie, chính ông cũng thấy ngạc nhiên vì gương mặt thanh tao và ngây thơ của người phụ nữ kia cứ chập chờn trong đầu ông. Người đàn bà nhà quê nói tiếng pháp đó khiến ông ngạc nhiên và băn khoăn mãi… Hơn nữa có một sự dịu dàng kỳ lạ như từ con người ấy thoát ra ! Phải chăng đây là tiếng sét ái tình ?
- Duroc, anh có nhiệm vụ kiếm bà ấy cho tôi.
Khi vừa đến Bronie, vị tướng ấy cho lùng khắp nơi. Ông tả tỉ mỉ người phụ nữ lạ vùng đó cho thủ lãnh Joseph Poniatowski của chính phủ Ba lan lâm thời. Vì sự sơ hở của cô em gái họ, cô nầy đi kể chuyện bó hoa nên Marie bị nhận diện. Vừa được thông báo, Napoléonp đã ra lệnh Poniatowski tiếp rước bà quận công Walewska thật trọng thể. Miễn là không phải vị thủ lãnh chính quyền đã đề nghị với Hoàng đế mời bà Walewski. Dầu sao Poniatowski cũng phải đích thân đến đi tư dinh Walwski―Lúc đầu Marie từ chối : nàng không dự dạ hội.
Napoléon yêu cầu : « Sự hiện diện của bà rất cần thiết ». Nàng vẫn từ chối.
Poniatowski đoán được cảm nghĩ của Napoléon nên ông khẻ nói : « Biết đâu ? Có lẽ trời sẽ dùng bà để dựng lại giang sơn ? »
Marie vẫn cãi lệnh. Poniatowski đành cầu cứu các nhà lãnh đạo quốc gia được dân chúng kính trọng và yêu mến nhờ đạo đức và sự sáng suốt của họ. Việc làm vô ích. Cần phải có sự phụ họa của quận công Walewski, ông nầy không hề biết biến cố Bronie, họa chăng Marie mới bằng lòng dự dạ hội ở dinh Blacha. Napoléon ví bà như gì đây ? Bà vẫn cứng đầu và mặc chiếc áo đơn sơ nhất ― một chiếc áo chẽn xa tanh trắng đơn sơ khoác thêm ở ngoài áo dài tuyn trắng. Nàng không đeo vàng hoặc một hột kim cương nào, nàng chỉ đội chiếc Vương miện đơn sơ bằng lá bao quanh mái tóc vàng. Dĩ nhiên Napoléon hiểu vì sao bà không muốn chưng diện trước mắt ông. Nàng không sẵn sàng hiến dâng !
Những Mối Tình Vĩ Đại Trong Lịch Sử gồm có:
Cléopâtre
Những chuyện tình của gã vert galant
La du barry : người phụ nữ biết sống nhưng không hề biết chết
Lady hamilton
Marie antoinette và fersen
Paganetta
Marie walewska
Mối tình vĩ đại của nữ hoàng hortense
Mối tình giữa liszt và bà agoult
***
Người vợ Ba lan của Napoléon.
Greuze đã từ trần được một năm tính đến cuối năm 1806 nhưng hình như đã từ cõi chết trở về để khai sinh một trong những người mẫu của ông. Một giai nhân tóc vàng, mắt xanh má hồng, tươi thắm, dịu dàng có vẻ đẹp làm thiên hạ ngẩn ngơ, nàng là người Ba lan nghèo tên Marie Leckinska. Nụ cười của nàng như trò ma quái nhưng đã ba năm qua, nàng không cười nữa. Thân phụ nàng qua đời lúc nàng còn là cô bé gái. Khi rời tu viện, nàng chưa đầy mười sáu tuổi ― mẹ nàng ép nàng phải chọn một trong hai chú rể đều giàu có như nhau. Một người còn trẻ và có duyên nhưng là con của một võ tướng người Nga. Mười năm trước, Phần lan bị tiêu diệt lần thứ ba. Ba con diều hâu hoàng gia màu đen từ Áo, Ba lan và Nga đã đâm bổ xuống ngấu nghiến tan tành xứ Ba lan nên quốc gia ấy bị xóa tên trên bản đồ Âu Châu. Con diều hâu trắng Ba lan giờ đây chỉ còn là kỷ niệm. Nàng thà chịu chết chứ không kết hôn với con trai một vị tướng của Nga hoàng đã dày xéo giang sơn nàng. Vì vậy nàng chấp nhận kết hôn với một lãnh chúa trong xứ, quận công Anastase Colonna de Walewski, gia chủ của một gia đình có thế lực, có họ với dòng Colonna bên La mã, nhưng đã hai lần góa vợ và gần được thất tuần. Con trai riêng đầu lòng của ông lớn hơn bà quận công Walewska chín tuổi. Chồng bà yêu quí bà hết lòng, ông cố gắng làm cho bà quên sự cách biệt tuổi tác giữa hai người nên cho ra đời một bé trai. Marie yêu con tha thiết và nàng chỉ có một mục đích duy nhất trên đời : Làm sao cho con trai bà trở thành một công dân tự do trong một quốc gia Ba lan tự do. Đã nhiều lần, như bao người Ba lan khác trong những giờ phút đen tối của lịch sử, nàng hy vọng nước Pháp có thể đến giải phóng quê hương bà. Nhưng nước Pháp ở quá xa cũng như Chúa ở quá cao !
Những chiến thắng của Napoléon đối với Áo và Nga, gần hơn nữa là Phổ-lỗ đã từng khiến nàng cuống lên hy vọng. Rồi cuối tháng 12 năm 1806 Marie hay tin cuộc đụng độ đầu tiên giữa Napoléon và quân Nga ở Pulstuck đã xảy ra có lợi cho quân Pháp. Napoléon bắt được 6.000 tù binh. Marie thấy tim mình hồi hộp. Những mảnh đất Ba lan bị dân Áo, Nga và Phổ lỗ phân chia rồi đây sẽ được thống nhất chăng ? Xứ Ba lan cổ kính rồi đây có được hồi sinh từ đống tro tàn không ? Chồng nàng, cũng yêu nước như nàng, quyết định bỏ đất đai Walewice của họ để sang Varsovie sinh sống.
Bất thần ngày 1 tháng giêng năm 1807, Marie hay tin Napoléon quyết định bỏ Pulstuck chạy về Varsovie. Nàng không thể ngồi yên và có ý đến với kẻ mà nàng tôn thờ như vị anh hùng giải phóng quê hương Ba lan của nàng. Nàng cải trang thành bà dân quê với chiếc áo dài vải thô xanh, đội khăn lông đen hình vuông, nàng lên xe ra đi mang theo người em bà con và ra lệnh đến Bronie, trạm cuối cùng trước khi tới Varsovie.
Lúc nàng đến trạm, một đám đông đã đứng chờ nàng trong cơn sốt… Bất thần có tiếng vó ngựa : Napoléon ngồi trên xa giá chạy đến gần nàng. Cuối cùng cổ xe hoàng gia đậu lại trước trạm. Đám đông bu lại, la ó vui mừng và thiên hạ xô đẩy bà Marie đáng thương kia nên nàng không thể đến gần Napoléon. Lúc ấy tướng Duroc bước xuống xe để đốc thúc thay ngựa, ông đi qua gần nàng.
Bà Marie nói : « Thưa ông, xin ông kéo tôi ra khỏi nơi nầy và cho tôi thấy long nhan hoàng đế một phút thôi ».
Giọng nói của bà véo von và có duyên, thân hình mảnh khảnh, đôi mắt long lanh, dịu dàng như van lơn nên Duroc chiều lòng bà. Ông đưa tay nàng nắm và dẫn nàng đến tận cửa xe.
Duroc mỉm cười tâu : « Thưa Ngài, xin Ngài hãy nhìn người phụ nữ đã bất chấp sự chen lấn nguy hiểm của đám đông để đến với Ngài ».
Hoàng đế ló mặt ra hỏi bà nhưng Marie quá xúc động không trả lời câu hỏi. Bà chỉ e lệ lẩm bẩm : « Thưa Ngài, quê hương chúng tôi hân hoan chào đón Ngài, xứ sở chúng tôi đang chờ Ngài để vùng dậy ! »
Bà đứng giữa đường nhìn chiếc xe đi xa dần. Qua khung cửa, hoàng đế vẫy mũ chào bà và ném lại một bó hoa có người vừa tặng ông. Dĩ nhiên ông đã thích người phụ nữ lạ nầy.
Chắc chắn ông đã có nhiều tình nhân nhưng họ không có nghĩa gì trong cuộc đời ông. Một đêm nọ có bà tình nhân kia đến dinh Tuileries theo lệnh hoàng đế ; bà đã vâng lời tên bồi phòng nhân danh Napoléon bảo bà cởi hết áo quần leo lên giường. Hai giờ sau cũng chính tên bồi phòng ấy bảo bà mặc đồ rồi đi ra.
Dĩ nhiên, trước ngày 1 tháng giêng năm ấy, cũng tại Pulstuck, ông cũng thừa biết cô Denuelle vừa hạ sinh một bé trai. Nhưng đứa bé quận công Léon tương lai kia có phải con của ông không ? Bà mẹ xác nhận phải, nhưng người phụ nữ nọ há chẳng từng niềm nở với Murat sao ? Ông có thể sinh con không ? Joséphine há chẳng sinh đẻ hay sao ? Bằng cớ là bà đã đẻ ra Hortense và Eugène. Hay là bà đã trở thành hiếm muộn ? Joséphine !
Ông yêu Joséphine và thèm muốn bà. Mới đầu tháng trước đây, ông đã từ Posen gởi thư cho bà xác nhận rằng ông không muốn nhìn phụ nữ Ba lan mặc dù họ sẵn sàng hiến thân cho ông… hoàng đế nói tiếp : « Nhưng anh chỉ có một vợ duy nhất. Em có biết ai đó không ? Anh sẽ vẽ chân dung bà ấy gởi về em ; nhưng bức ảnh kia quí lắm vì em sẽ nhận ra chính em. Nói đúng hơn, lòng anh chỉ có toàn những điều hay để nói. Những đêm cô đơn nầy dài quá… »
Sau cuộc gặp gỡ ở trạm ngựa Bronie, phải chăng một phụ nữ khác mới đáng được ông chú ý ? Trong khi xa giá chạy về hướng Varsovie, chính ông cũng thấy ngạc nhiên vì gương mặt thanh tao và ngây thơ của người phụ nữ kia cứ chập chờn trong đầu ông. Người đàn bà nhà quê nói tiếng pháp đó khiến ông ngạc nhiên và băn khoăn mãi… Hơn nữa có một sự dịu dàng kỳ lạ như từ con người ấy thoát ra ! Phải chăng đây là tiếng sét ái tình ?
- Duroc, anh có nhiệm vụ kiếm bà ấy cho tôi.
Khi vừa đến Bronie, vị tướng ấy cho lùng khắp nơi. Ông tả tỉ mỉ người phụ nữ lạ vùng đó cho thủ lãnh Joseph Poniatowski của chính phủ Ba lan lâm thời. Vì sự sơ hở của cô em gái họ, cô nầy đi kể chuyện bó hoa nên Marie bị nhận diện. Vừa được thông báo, Napoléonp đã ra lệnh Poniatowski tiếp rước bà quận công Walewska thật trọng thể. Miễn là không phải vị thủ lãnh chính quyền đã đề nghị với Hoàng đế mời bà Walewski. Dầu sao Poniatowski cũng phải đích thân đến đi tư dinh Walwski―Lúc đầu Marie từ chối : nàng không dự dạ hội.
Napoléon yêu cầu : « Sự hiện diện của bà rất cần thiết ». Nàng vẫn từ chối.
Poniatowski đoán được cảm nghĩ của Napoléon nên ông khẻ nói : « Biết đâu ? Có lẽ trời sẽ dùng bà để dựng lại giang sơn ? »
Marie vẫn cãi lệnh. Poniatowski đành cầu cứu các nhà lãnh đạo quốc gia được dân chúng kính trọng và yêu mến nhờ đạo đức và sự sáng suốt của họ. Việc làm vô ích. Cần phải có sự phụ họa của quận công Walewski, ông nầy không hề biết biến cố Bronie, họa chăng Marie mới bằng lòng dự dạ hội ở dinh Blacha. Napoléon ví bà như gì đây ? Bà vẫn cứng đầu và mặc chiếc áo đơn sơ nhất ― một chiếc áo chẽn xa tanh trắng đơn sơ khoác thêm ở ngoài áo dài tuyn trắng. Nàng không đeo vàng hoặc một hột kim cương nào, nàng chỉ đội chiếc Vương miện đơn sơ bằng lá bao quanh mái tóc vàng. Dĩ nhiên Napoléon hiểu vì sao bà không muốn chưng diện trước mắt ông. Nàng không sẵn sàng hiến dâng !