Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6 của Bộ sách Cánh Diều là hiện thực hoá của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, được tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Cuốn sách giáo khoa là một tài liệu quan trọng để học sinh lớp 6 sử dụng trong học tập, cũng là tài liệu giúp các thầy, cô giáo trong chức chuỗi các hoạt động giáo dục. Với mục đích gợi mở, tư vấn thiết kế các hoạt động trong tổ chức tô
dạy học bám sát nội dung của từng bài học cụ thể trong sách giáo khoa
Lịch sử và Địa lí 6 của Bộ sách Cánh Diều, các tác giả đã biên soạn
cuốn sách giáo viên môn Lịch sử và Địa lí 6.
Cuốn sách được chia thành hai phần: phần Lịch sử và phần Địa lí. Mỗi phần đều có ba nội dung chính sau:
- Những vấn đề chung.
Hướng dẫn dạy các bài cụ thể.
– Bài soạn tham khảo.
Những vấn đề chung bao gồm: đặc điểm Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đối với môn Lịch sử và Địa lí 6; cấu trúc, nội dung và dự kiến phân phối chương trình môn Lịch sử và Địa lí 6 của Bộ sách Cánh Diều; định hướng về phương pháp và sử dụng thiết bị dạy học, về cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;...
Hướng dẫn dạy các bài cụ thể là gợi ý cụ thể cho 19 bài phần Lịch sử và 26 bài phần Địa lí. Mỗi bài học được thiết kế (mang tính gợi ý) theo hướng sau: Mục tiêu (giáo viên giúp cho học sinh hướng tới đạt được yêu cầu gì về kiến thức, năng lực, phẩm chất); Thiết bị dạy học và học liệu (máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, video clip (nếu có), lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học,...); Những điều cần lưu ý (về kiến thức; về phương pháp và kĩ thuật dạy học); Tiến trình dạy học (mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng); Tư liệu hỗ trợ dạy học.
Để sử dụng cuốn sách có hiệu quả, các tác giả xin có một số lưu ý sau:
Thứ nhất, việc hướng dẫn thiết kế chuỗi hoạt động dạy học theo các dạng bài có sự thống nhất trong đa dạng, nghĩa là thống nhất về quy trình, nhưng thiết kế cụ thể theo các phương án khác nhau nhằm giúp thầy, cô giáo có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
Thứ hai, việc thiết kế các bài học theo từng dạng bài tuy rất cụ thể, nhưng chỉ có tính gợi mở, không áp đặt, chủ yếu gợi ý cho các thầy, cô giáo cách dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Trong quả trình tổ chức dạy học, các thầy, cô giáo tham khảo những gợi ý thiết kế đó và vận dụng linh hoạt trong điều kiện của mình hay từng địa phương. Trong thực tế, nhiều thầy, cô giáo đã có rất nhiều sự sáng tạo phù hợp với từng điều kiện, từng hoàn cảnh mang lại hiệu quả cao.
Cuối mỗi phần Lịch sử và phần Địa lí có Bài soạn tham khảo. Đây là ví dụ minh hoạ cho đề xuất thiết kế chuỗi hoạt động dạy học nêu trên để các thầy, cô giáo tham khảo.
Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã đón nhận và sử dụng cuốn sách Lịch sử và Địa lí 6 của Bộ sách Cánh Diều. Hi vọng cuốn sách giáo khoa và sách giáo viên Lịch sử và Địa lí 6 sẽ là tài liệu hữu ích, gắn bó với các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục.
dạy học bám sát nội dung của từng bài học cụ thể trong sách giáo khoa
Lịch sử và Địa lí 6 của Bộ sách Cánh Diều, các tác giả đã biên soạn
cuốn sách giáo viên môn Lịch sử và Địa lí 6.
Cuốn sách được chia thành hai phần: phần Lịch sử và phần Địa lí. Mỗi phần đều có ba nội dung chính sau:
- Những vấn đề chung.
Hướng dẫn dạy các bài cụ thể.
– Bài soạn tham khảo.
Những vấn đề chung bao gồm: đặc điểm Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đối với môn Lịch sử và Địa lí 6; cấu trúc, nội dung và dự kiến phân phối chương trình môn Lịch sử và Địa lí 6 của Bộ sách Cánh Diều; định hướng về phương pháp và sử dụng thiết bị dạy học, về cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh;...
Hướng dẫn dạy các bài cụ thể là gợi ý cụ thể cho 19 bài phần Lịch sử và 26 bài phần Địa lí. Mỗi bài học được thiết kế (mang tính gợi ý) theo hướng sau: Mục tiêu (giáo viên giúp cho học sinh hướng tới đạt được yêu cầu gì về kiến thức, năng lực, phẩm chất); Thiết bị dạy học và học liệu (máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, video clip (nếu có), lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học,...); Những điều cần lưu ý (về kiến thức; về phương pháp và kĩ thuật dạy học); Tiến trình dạy học (mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng); Tư liệu hỗ trợ dạy học.
Để sử dụng cuốn sách có hiệu quả, các tác giả xin có một số lưu ý sau:
Thứ nhất, việc hướng dẫn thiết kế chuỗi hoạt động dạy học theo các dạng bài có sự thống nhất trong đa dạng, nghĩa là thống nhất về quy trình, nhưng thiết kế cụ thể theo các phương án khác nhau nhằm giúp thầy, cô giáo có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
Thứ hai, việc thiết kế các bài học theo từng dạng bài tuy rất cụ thể, nhưng chỉ có tính gợi mở, không áp đặt, chủ yếu gợi ý cho các thầy, cô giáo cách dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Trong quả trình tổ chức dạy học, các thầy, cô giáo tham khảo những gợi ý thiết kế đó và vận dụng linh hoạt trong điều kiện của mình hay từng địa phương. Trong thực tế, nhiều thầy, cô giáo đã có rất nhiều sự sáng tạo phù hợp với từng điều kiện, từng hoàn cảnh mang lại hiệu quả cao.
Cuối mỗi phần Lịch sử và phần Địa lí có Bài soạn tham khảo. Đây là ví dụ minh hoạ cho đề xuất thiết kế chuỗi hoạt động dạy học nêu trên để các thầy, cô giáo tham khảo.
Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã đón nhận và sử dụng cuốn sách Lịch sử và Địa lí 6 của Bộ sách Cánh Diều. Hi vọng cuốn sách giáo khoa và sách giáo viên Lịch sử và Địa lí 6 sẽ là tài liệu hữu ích, gắn bó với các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục.