Hà Nhi là một trong các dân tộc ít người của 54 dân tộc anh em đang sống ở Việt Nam. Người Hà Nhì cư trú đông nhất ở Mường Tè, một số ít ở Phong Thổ Lai Châu; có một bộ phận cư trú ở Bát Sát Lao Cai. Người Hà Nhì chia làm hai nhóm: Hà Nhì La Mí, Hà Nhì Cò Chò. Sự phân biệt chủ yếu dựa vào trang phục, tiếng nói và khu vực sinh sống. Phong tục, tập quán của hai nhóm Hà Nhì đều giống nhau.
Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Hà Nhì có phong tục tập quán, ngôn ngữ riêng, có Văn học Nghệ thuật Dân gian phong phú, khá đồ sộ, bao gồm các thể loại: Trường ca (khá pầ dí), tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ và nhiều nhạc cụ dân tộc độc đáo chưa được sưu tầm nghiên cứu khai thác.
Truyện cổ Hà Nhì, đã được anh Vừ Go Xá sưu tầm và biên soạn, nhà xuất ban Văn hóa dân tộc - Hà Nội xuất bản, từ đó đến nay do nhiều nguyên nhân, không ra tiếp các tập khác.
Anh Lê Đình Lai được sự giúp đỡ của lão nghệ nhân Pờ Cha Phà, các bạn Pờ Lóng Zơ, Pờ Ché Xá, Sần Sỉ Giá, Pờ Diệp Sàng, đã sưu tầm và chỉnh lý, cho xuất bản 7 truyện cổ tích Hà Nhì. So với kho tàng Văn học Dân gian Hà Nhì, còn là quá ít, nhưng dù sao cũng đáng quý, chứng tỏ Văn học Nghệ thuật Dân gian Hà Nhì đang được quan tâm nghiên cứu.
Hà Nhì là một dân tộc có truyền thống ngoan cường anh dũng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm của Việt Nam ta, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng - sản Việt Nam, ham học hỏi, ham hiểu biết, nhạy cảm với cái mới. Kho tàng Văn học Nghệ thuật Dân gian Hà Nhì đã được khám phá, song chưa được khai thác một cách qui mô và toàn diện. Tôi mong nhân dân và cán bộ người Hà Nhì hãy giúp đỡ tích cực các nhà nghiên cứu trong ngoài tỉnh, sưu tầm nhiều nửa vốn văn hóa truyền thống của dân tộc; mong các cấp các ngành quan tâm hơn nửa để việc làm này có kết quả cao, nhằm phát huy tinh hoa đạo đức, lối sống, các quan hệ xã hội tốt đẹp vốn có của người Hà Nhì, góp phần vào xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tôi xin trân trọng giới thiệu “Truyện cổ tích Hà Nhì” của đồng chí Lê Đình Lai, với bạn đọc cả nước, đặc biệt mọi người Hà Nhì nên tìm đọc và yêu mến tập truyện này.
Tôi cảm ơn các cơ quan đã làm công việc đỡ đầu cho tập sách được xuất bản và đến tay bạn đọc.
Lai Châu ngày 14 tháng 9 năm 1995
Lý Khai Phà
Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu
Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Người Hà Nhì có phong tục tập quán, ngôn ngữ riêng, có Văn học Nghệ thuật Dân gian phong phú, khá đồ sộ, bao gồm các thể loại: Trường ca (khá pầ dí), tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ và nhiều nhạc cụ dân tộc độc đáo chưa được sưu tầm nghiên cứu khai thác.
Truyện cổ Hà Nhì, đã được anh Vừ Go Xá sưu tầm và biên soạn, nhà xuất ban Văn hóa dân tộc - Hà Nội xuất bản, từ đó đến nay do nhiều nguyên nhân, không ra tiếp các tập khác.
Anh Lê Đình Lai được sự giúp đỡ của lão nghệ nhân Pờ Cha Phà, các bạn Pờ Lóng Zơ, Pờ Ché Xá, Sần Sỉ Giá, Pờ Diệp Sàng, đã sưu tầm và chỉnh lý, cho xuất bản 7 truyện cổ tích Hà Nhì. So với kho tàng Văn học Dân gian Hà Nhì, còn là quá ít, nhưng dù sao cũng đáng quý, chứng tỏ Văn học Nghệ thuật Dân gian Hà Nhì đang được quan tâm nghiên cứu.
Hà Nhì là một dân tộc có truyền thống ngoan cường anh dũng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm của Việt Nam ta, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng - sản Việt Nam, ham học hỏi, ham hiểu biết, nhạy cảm với cái mới. Kho tàng Văn học Nghệ thuật Dân gian Hà Nhì đã được khám phá, song chưa được khai thác một cách qui mô và toàn diện. Tôi mong nhân dân và cán bộ người Hà Nhì hãy giúp đỡ tích cực các nhà nghiên cứu trong ngoài tỉnh, sưu tầm nhiều nửa vốn văn hóa truyền thống của dân tộc; mong các cấp các ngành quan tâm hơn nửa để việc làm này có kết quả cao, nhằm phát huy tinh hoa đạo đức, lối sống, các quan hệ xã hội tốt đẹp vốn có của người Hà Nhì, góp phần vào xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tôi xin trân trọng giới thiệu “Truyện cổ tích Hà Nhì” của đồng chí Lê Đình Lai, với bạn đọc cả nước, đặc biệt mọi người Hà Nhì nên tìm đọc và yêu mến tập truyện này.
Tôi cảm ơn các cơ quan đã làm công việc đỡ đầu cho tập sách được xuất bản và đến tay bạn đọc.
Lai Châu ngày 14 tháng 9 năm 1995
Lý Khai Phà
Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu