Giáo trình các cơ quan bảo vệ pháp luật

Tác giả : Võ Khánh Vinh
  • Lượt đọc : 128
  • Kích thước : 2.38 MB
  • Số trang : 494
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 48
  • Số lượt xem : 788
  • Đọc trên điện thoại :
Hoạt động của Nhà nước và của các cơ quan nhà nước bao trùm những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nội dung của hoạt động đa dạng đó là giải quyết những vấn đề bảo đảm cho hoạt động kinh tế nói chung, của các ngành và tổ chức kinh tế cụ thể được tiến hành bình thường, ổn định và phát triển; bảo đảm ổn định chính trị và phát triển nền dân chủ; giải quyết những vấn đề xã hội; tạo ra những điều kiện để phát triển văn hoá, khoa học và giáo dục; củng cố và phát triển khả năng bảo vệ tổ quốc và bảo vệ an ninh quốc gia; thực hiện chính sách đối ngoại, và thực hiện các chức năng quan trọng khác.
Việc thực hiện các nhiệm vụ củng cố và bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền và tự do của con người và của công dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các tập thể lao động, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác chiếm một trong những vị trí trung tâm trong hoạt động của Nhà nước. Do vậy, việc xác định và thực hiện các nhiệm vụ đó được Nhà nước và các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi người quan tâm đặc biệt. Trước hết, dưới hình thức này hay hình thức khác, các nhiệm vụ đó được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 của nước ta, đó là ở các Điều 11, 12, 13, 28, 50...
Theo thực chất tất cả các cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ hiến định nói trên. Đồng thời, việc quy định các nhiệm vụ đó đặt cơ sở pháp lý cho mọi công dân có khả năng bằng các phương thức hợp pháp bảo vệ các quyền và tự do của mình, tích cực hỗ trợ và đòi hỏi các cơ quan nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ các quyền và tự do của con người, của công dân.