Hành Trình Xuyên Thế Kỷ - Những Dấu Ấn Và Giá Trị Trường Tồn (1906-1986)

Thể loại: Lịch Sử
  • Lượt đọc : 2
  • Kích thước : 26.55 MB
  • Số trang : 606
  • Đăng lúc : 10 tháng trước
  • Số lượt tải : 33
  • Số lượt xem : 434
  • Đọc trên điện thoại :
Cuối thế kỷ XIX, sau khi đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân ta, cơ bản bình định được Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) với chính sách bóc lột “chia để trị”, thẳng tay đàn áp, bóc lột nhân dân ta nhằm mục đích vơ vét một cách tối đa để bù đắp vào sự tổn thất của chúng trong các cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời thăm dò thế mạnh về địa hình, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cũng như nguồn lao động tại Việt Nam. Trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nơi đây, người Pháp phát hiện “vùng đất đỏ ba dan ở Đồng Nai là đất lý tưởng để trồng cao su” và “nếu được trồng cao su thì nơi đây sẽ đem lại nguồn lợi vô tận”, do đó, những đồn điền cao su bạt ngàn đã ra đời trên vùng đất này. Từ đây, sự hình thành và phát triển của các đồn điền cao su gắn liền với sự ra đời và ngày càng lớn mạnh, trưởng thành của đội ngũ công nhân cao su vừa là hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa của tư bản thực dân Pháp, vừa là sự kiện quan trọng tác động sâu sắc đến xã hội Việt Nam.

Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai, trong đó có công nhân Công ty Cao su Đồng Nai (thành lập năm 1908), mang trong mình lòng yêu nước sâu sắc, ý chí kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt, từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đồn điền và phong trào công nhân cao su đã trở thành môi trường rèn luyện cho công nhân cao su Đồng Nai, tôi luyện họ trở thành những cán bộ, chiến sĩ cách mạng kiên trung, đồng thời là nơi đùm bọc, nuôi giấu lực lượng cách mạng khi thoái trào cũng như trở thành các căn cứ kháng chiến chống Pháp, chống Nhật và chống Mỹ về sau. Trải qua các cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, đặc biệt là cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, công nhân cao su Đồng Nai đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược cũng như cùng cả nước bước vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986).

Voi mong ; muốn tái hiện một cách khách quan, khoa học và làm rõ bức tranh toàn cảnh về truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, tinh thần hăng say lao động, sản xuất của đội ngũ công nhân cao su thuộc Tổng Công ty Cao su Đồng Nai từ những năm đầu thành lập đến trước công cuộc đổi mới đất nước với biết bao truyền thống tốt đẹp và những bài học kinh nghiệm quý báu, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đã chỉ đạo biên soạn và xuất bản cuốn sách Công ty Cao su Đồng Nai - Hành trình xuyên thế kỷ - Những dấu ấn và giá trị trường tồn (1906 - 1986).

Nội dung cuốn sách gồm 8 chương phản ánh chân thực bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, gây ra những tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội đất nước. Đặc biệt, cuốn sách tập trung phân tích sự ra đời của đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai và những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; lao động, sản xuất xây dựng Công ty Cao su Đồng Nai (nay là Tổng Công ty Cao su Đồng Nai) ngày càng trưởng thành vững mạnh.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 10 năm 2022
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT