Nuôi Và Kinh Doanh Thỏ (Con Heo Của Người Nghèo)

Thể loại: Nông – Lâm – Ngư
Tác giả : Việt Chương
  • Lượt đọc : 53
  • Kích thước : 6.80 MB
  • Số trang : 95
  • Đăng lúc : 7 tháng trước
  • Số lượt tải : 20
  • Số lượt xem : 306
  • Đọc trên điện thoại :
Người ta nuôi thỏ với mục đích để lấy thịt vì thịt thỏ ngon và bổ dưỡng, có hàm lượng đạm cao và lượng mỡ thấp nên là món ăn cần thiết cho những người già, người bị bệnh béo phì. Thỏ cũng được coi là vật nuôi làm cảnh vì nó có bộ lông đẹp và sạch, tính nó hiền nhưng linh hoạt, nên ai nhìn cũng thích.

Thỏ rất dễ nuôi, không kén thức ăn và thức ăn của thỏ rất lại dễ kiếm, cho nên không những ở vùng nông thôn rộng rãi, mà ngay ở vùng thành thị đất hẹp người đông vẫn có thể nuôi thỏ được. Có điều khâu vệ sinh chuồng trại cần phải kỹ, vì nước tiểu của thỏ rất khai. Xử lý được chuyện này thì ta nuôi bao nhiêu thỏ cũng được.

Điều thú vị của việc nuôi thỏ là chúng sinh sản rất nhanh. Nó đẻ không thua gì chuột. Người Trung Hoa và người Việt Nam coi việc nuôi dê là nghề dễ làm giàu nhất, do dê mắn đẻ. Nhưng so với thỏ thì sự mắn đẻ của dê bị thua xa.

Mỗi năm dê chỉ đẻ có hai lứa, bởi chúng có thai đến 3 tháng 10 ngày, mà mỗi lứa chỉ có một đến hai con, ít khi được ba con. Trong khi mỗi năm thỏ đẻ được năm lứa và mỗi lứa từ sáu đến bảy con trở lên. Đó là nuôi theo cách hợp với khoa học, còn nếu để tự nhiên, hoặc nuôi theo cách nuôi trước đây của ông bà mình, thì mỗi năm thỏ đẻ đến ... mười hai lứa, chứ không phải ít !

Nuôi dê còn phải tốn công chăm dắt vì dê là con vật ưa chạy nhảy, phá phách, ngay việc leo trèo lên bàn lên ghế nó cũng không từ. Còn nuôi thỏ thì do tính vốn hiền nên dù nuôi cả trăm, cả ngàn con đi nữa, cả đời ta cũng không nghe thỏ là một tiếng, dù rất nhỏ.

Bước vào chuồng thỏ, dù là trong đêm hôm, ta chỉ nghe tiếng chúng ăn cỏ, ăn lúa rì rào như tiếng cơn mưa từ xa, chứ tuyệt nhiên không có một tiếng kêu la nào cả.

Nghề nuôi thỏ của chúng ta đã có từ lâu, có nhiều giai đoạn bộc phát như một phong trào, chẳng hạn như khoảng thời gian 1975-1978, nhiều nhà chuyên nuôi gà công nghiệp phải chuyển sang nuôi thỏ vì lợi nhuận cao hơn. Nhưng, do nhiều lý do, trong đó kinh nghiệm chăn nuôi bị hạn chế, nuôi theo kỹ thuật cũ kỹ nên mới gặp thất bại. Mặt khác, vào thời đó tài liệu sách vở dạy nuôi thỏ quá ít, mà người biết lại có tính giấu nghề, họ không chịu bày vẽ cho ai, nên mạnh người nào người ấy tự nuôi, với kinh nghiệm riêng vốn ít ỏi của mình.
Từ đó, nhiều người dẹp chuồng trại luôn, không nuôi nữa. Có người tạm dẹp một thời gian, sau đó nuôi tiếp với số lượng ! ... chế hát
Có điều đáng nói là thị trường tiêu thụ thịt thỏ ở nước ta trước đây không lớn, vì đa số người mình vốn không mặn mà lắm với những ... thức ăn lạ. Nhiều người thấy con thỏ quá hiền cũng không nỡ... bắt làm thịt. Đó là chưa nói đến một thiểu số người còn tin dị đoan, cho rằng ai có chửa mà ăn thịt thỏ sau này đẻ con sẽ bị sứt môi ... như thỏ...

Ngày nay, trước sự hấp dẫn của loại thịt ngon và bổ dưỡng này. Nhiều người đã quen với mùi vị thịt thỏ rô ti, thịt thỏ um nước dừa và nấu rượu chát, vốn là món ăn khoái khẩu đối với người nước ngoài. Thị trường đã mở rộng, vậy tại sao ta chưa nuôi thỏ ? Đây là mối lợi rất lớn mà nông gia mình nói riêng và người dân nói chung không nên bỏ qua.

Mới đầu, ta nên nuôi vài ba cặp để rút dần kinh nghiệm, sau đó mạnh dạn đầu tư thêm. Đây được coi là nghề ít vốn mà nhiều lời, nghề dễ làm giàu của những người nghèo...

Chúng tôi biên soạn cuốn sách nhỏ này với hy vọng giúp ích cho quý vị phần nào về kinh nghiệm nuôi thỏ. Kính chúc quý vị thành công.