Các quá trình hóa học xảy ra trong hệ thống sống là những phản ứng có hiệu quả cao nhất. Đó là nhờ tác dụng xúc tác của enzyme (E). Enzyme là những chất xúc tác sinh học (là protein hay acid nucleic), có đầy đủ tính chất của chất xúc tác, ngoài ra còn có những tính chất ưu việt hơn như: có hiệu suất xúc tác rất cao ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường, có tính đặc hiệu cao. Các tính chất này vẫn được bảo tồn khi tách enzyme ra khỏi hệ thống sống, hoạt động trong điều kiện invitro. Vì vậy, enzyme ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thực tế, với quy mô ngày càng lớn, dẫn đến việc hình thành và phát triển ngành công nghệ sản xuất enzyme, và công nghệ sản xuất các thiết bị có cấu tử enzyme như các biosensor, thận nhân tạo và cả các biochip. Việc sử dụng enzyme trong thực tế không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn giải quyết
được nhiều vấn đề xã hội, các vấn đề bức xúc về môi trường. Để khai thác, sử dụng enzyme có hiệu quả, cần có những hiểu biết nhất định về enzyme.
Sách nhằm giới thiệu với bạn đọc những kiến thức cơ bản, cũng như những kiến thức nâng cao khác trong nghiên cứu và ứng dụng enzyme; một số phương pháp truyền thống và hiện đại để xác định hoạt độ, tách, tinh sạch, nghiên cứu tính chất enzyme. Sách còn giới thiệu tóm tắt về phương hướng nghiên cứu enzyme, acid ribonucleic có hoạt tính xúc tác (ribozyme), một trong những thành tựu quan trọng nhất của sinh học trong nửa cuối thế kỷ XX.
Các nội dung trên được trình bày trong 9 chương
Chương 1. Lược sử phát triển enzyme học.
Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu enzyme,
Chương 3. Cấu trúc phân tử enzyme.
Chương 4. Tính đặc hiệu của enzyme.
Chương 5. Các chất xúc tác.
Chương 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng enzyme.
Chương 7. Công nghệ ADN tái tổ hợp.
Chương 8. Ứng dụng enzyme.
Chương 9. Enzyme không tan.
Ngoài ra, còn có phần Phụ lục, trong đó có bảng phân loại, mã số, tên, tên hệ thống, mã số của một số E thường gặp đã được ghi trong bảng “Enzyme Nomenclature" 1992 để giúp sinh viên, học viễn sau đại học, những người nghiên cứu về enzyme tra cứu.
Các chương 1, 3, 4, 5, 6, 8 và 9 và phần Phụ lục do GS. TSKH. Phạm Thị Trân Châu biên soạn. Các chương 2 và 7 do PGS. TS. Phan Tuấn Nghĩa biên soạn.
Trong khuôn khổ có hạn của sách, và để phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, nên chúng tôi không thể giới thiệu quá sâu về các nội dung đã đề cập.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, để tiện việc tra cứu, tìm dữ liệu trên mạng, chúng tôi không phiên âm tên các chất hóa học mà giữ nguyên tiếng Anh, là ngắn ngữ khoa học phổ biến, rất mong được bạn đọc thông cảm.
Sách đã kế thừa, bổ sung và phát triển nhiều nội dung trong giáo trình chuyên để "Enzyme học" do chúng tôi biên soạn và giảng dạy nhiều năm cho sinh viên năm cuối chuyên ngành Hóa sinh, Công nghệ Sinh học của Khoa Sinh học, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội ngày nay. Chúng tôi hy vọng sách sẽ phục vụ được đông đảo các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, thuộc nhiều chuyên ngành liên quan và đông đảo bạn đọc quan tâm đến các chất xúc tác kỳ diệu này.
Các tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn đọc để chúng tôi có thể bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện hơn trong các lần in tiếp theo.
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2006 Thay mặt các tác giả
Chủ biên
GS TSKH. Phạm Thị Trân Châu
được nhiều vấn đề xã hội, các vấn đề bức xúc về môi trường. Để khai thác, sử dụng enzyme có hiệu quả, cần có những hiểu biết nhất định về enzyme.
Sách nhằm giới thiệu với bạn đọc những kiến thức cơ bản, cũng như những kiến thức nâng cao khác trong nghiên cứu và ứng dụng enzyme; một số phương pháp truyền thống và hiện đại để xác định hoạt độ, tách, tinh sạch, nghiên cứu tính chất enzyme. Sách còn giới thiệu tóm tắt về phương hướng nghiên cứu enzyme, acid ribonucleic có hoạt tính xúc tác (ribozyme), một trong những thành tựu quan trọng nhất của sinh học trong nửa cuối thế kỷ XX.
Các nội dung trên được trình bày trong 9 chương
Chương 1. Lược sử phát triển enzyme học.
Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu enzyme,
Chương 3. Cấu trúc phân tử enzyme.
Chương 4. Tính đặc hiệu của enzyme.
Chương 5. Các chất xúc tác.
Chương 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng enzyme.
Chương 7. Công nghệ ADN tái tổ hợp.
Chương 8. Ứng dụng enzyme.
Chương 9. Enzyme không tan.
Ngoài ra, còn có phần Phụ lục, trong đó có bảng phân loại, mã số, tên, tên hệ thống, mã số của một số E thường gặp đã được ghi trong bảng “Enzyme Nomenclature" 1992 để giúp sinh viên, học viễn sau đại học, những người nghiên cứu về enzyme tra cứu.
Các chương 1, 3, 4, 5, 6, 8 và 9 và phần Phụ lục do GS. TSKH. Phạm Thị Trân Châu biên soạn. Các chương 2 và 7 do PGS. TS. Phan Tuấn Nghĩa biên soạn.
Trong khuôn khổ có hạn của sách, và để phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, nên chúng tôi không thể giới thiệu quá sâu về các nội dung đã đề cập.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng phát triển, để tiện việc tra cứu, tìm dữ liệu trên mạng, chúng tôi không phiên âm tên các chất hóa học mà giữ nguyên tiếng Anh, là ngắn ngữ khoa học phổ biến, rất mong được bạn đọc thông cảm.
Sách đã kế thừa, bổ sung và phát triển nhiều nội dung trong giáo trình chuyên để "Enzyme học" do chúng tôi biên soạn và giảng dạy nhiều năm cho sinh viên năm cuối chuyên ngành Hóa sinh, Công nghệ Sinh học của Khoa Sinh học, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội ngày nay. Chúng tôi hy vọng sách sẽ phục vụ được đông đảo các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, thuộc nhiều chuyên ngành liên quan và đông đảo bạn đọc quan tâm đến các chất xúc tác kỳ diệu này.
Các tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn đọc để chúng tôi có thể bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện hơn trong các lần in tiếp theo.
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2006 Thay mặt các tác giả
Chủ biên
GS TSKH. Phạm Thị Trân Châu